Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Đừng đi khám bác sĩ vì những loại bệnh này, chỉ cần sử dụng máy sấy tóc sấy là khỏi

Hầu hết các bệnh tật trong cuộc sống hàng ngày là do hàn và ẩm ướt gây ra. Chẳng hạn như: phong hàn cảm lạnh, ho lạnh, đau nhức lưng, đau nhức cơ, giật gân, chuột rút chân, viêm khớp và các bệnh khác.

”Một thời gian dài trước đây, một người bạn đã dẫn theo một đứa trẻ khoảng mư
”Một thời gian dài trước đây, một người bạn đã dẫn theo một đứa trẻ khoảng mười tuổi đổ lại và nhờ người vợ tôi giúp đỡ, cô ấy nói rằng con của cô ấy đã bị nấc cụt cả nửa ngày, rất khó chịu và tinh thần không tốt, ảnh hưởng đến việc ăn uống.

Sau khi quan sát, vợ tôi nói với cô ấy: “Đây là do chứng giật gân ngang tạo ra”, cô ấy liền quay lại và đi lấy một máy sấy tóc để thổi vào bụng đứa trẻ, khoảng mười phút, nấc cụt đã được làm dịu, mọi người đều thấy ngạc nhiên, thứ đồ này lại có thể trị nấc cụt.”
“Liệu pháp máy sấy tóc” có tác dụng điều trị bổ trợ cho các bệnh nhân có triệu chứng “hàn”, phong hàn cảm lạnh kỳ đầu, ho lạnh, viêm khớp (do các yếu tố lạnh) và các bệnh khác, nguồn không khí nóng của máy sấy tóc, có thể có tác dụng giảm sưng hóa ứ, khử lạnh trị đau, tương tự như việc điều trị bên ngoài của y học cổ truyền.
Đừng đi khám bác sĩ vì những loại bệnh này, chỉ cần sử dụng máy sấy - Ảnh 1
Lợi ích và tác dụng chi tiết của liệu pháp sấy tóc:
Đau cổ, cổ cứng và đau vai do nhiễm lạnh: Bạn có thể sử dụng không khí nóng của máy sấy tóc để làm giảm đau, cải thiện lưu thông máu cục bộ, đạt được tác dụng giảm đau, tan hàn.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng rượu vang hoặc dầu rum để xoa bóp nhẹ nhàng vị trí đau, sau đó sử dụng máy sấy tóc để thổi không khí nóng dọc theo vai và cổ, cho đến khi da cục bộ hơi nóng lên, nhẹ nhàng chà với ngón trỏ và ngón cái. Phương pháp này cũng thích hợp cho đau lưng thấp do chấn thương hoặc cảm lạnh.
Các loại bênh thường gặp
1. Cảm lạnh
Theo các bằng chứng y khoa, khi nhiệt độ môi trường xung quanh đạt tới 39 độ, virut cúm có thể bị ức chế và nó sẽ chết ở mức 42 độ.
Vì vậy, khi bắt đầu cảm lạnh, bệnh nhân có thể thổi lỗ mũi từ dưới lên khoảng 10 cm trong 5 đến 8 phút, làm như vậy có thể làm giảm chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi và những triệu chứng khó chịu khác.
Đừng đi khám bác sĩ vì những loại bệnh này, chỉ cần sử dụng máy sấy - Ảnh 2
2. Mồ hôi chân
Những người dễ bị đổ mồ hôi chân không chỉ ảnh hưởng đến sự thoải mái của việc mang giày, mà nghiêm trọng là gây nhiễm nấm.
Trước khi mang giày, bạn có thể sử dụng máy sấy tóc để thổi một lát vào đôi giày. Bằng cách này, không khí nóng sẽ không chỉ làm cho giày khô hơn, thoải mái, mà còn có tác dụng diệt khuẩn.
Đừng đi khám bác sĩ vì những loại bệnh này, chỉ cần sử dụng máy sấy - Ảnh 3
3. Đầy hơi, tiêu chảy
Có thể dùng máy sấy tóc để thổi xung quanh rốn, dùng không khí nóng thổi một vài phút bạn có thể cảm thấy được sự thoải mái ở bụng. Thường 2-3 lần là khỏi.
4. Đau cơ sau khi bị cảm lạnh
Có thể dùng máy sấy tóc thổi dọc theo vùng bị đau, thổi đến khi phần da cục bộ nóng lên, xuất hiện ban đỏ là có thể dừng lại, 1-2 lần một ngày, các triệu chứng có thể được cải thiện dần dần.

Bí quyết thải độc đường ruột, thanh lọc cơ thể tự nhiên


Những thực phẩm hàng ngày biết cách áp dụng sẽ giúp bạn loại bỏ các chất độc hại, thúc đẩy lợi khuẩn, tránh tình trạng đầy hơi, táo bón, tăng cân và các bệnh mãn tính.
Ruột già (đại tràng) – 1 phần của hệ thống tiêu hóa có nhiệm vụ nén nước, muối, các loại vitamin và chất dinh dưỡng từ các chất thực phẩm khó tiêu hoá, xử lý những thực phẩm không được tiêu hóa trong ruột non, và loại bỏ chất thải rắn ra khỏi cơ thể.
Tuy nhiên, nếu gặp một tác nhân gây hại, ruột già làm việc không hiệu quả, nó bắt đầu hấp thụ độc tố thay vì loại bỏ chúng, gây ra các vấn đề như đau đầu, đầy hơi, táo bón, tăng cân, giảm năng lượng, mệt mỏi, và các bệnh mãn tính.
Những tác nhân có thể là các loại thực phẩm không tiêu hóa được dẫn đến sự tích tụ của các chất nhầy trong ruột già, tạo thành độc tố đầu độc cơ thể.
8 bí quyết tự nhiên dưới đây sẽ giúp bạn dễ dàng loại bỏ các chất độc hại và thúc đẩy lợi khuẩn, cho đường ruột khỏe mạnh.
Nước

Uống nhiều nước cũng sẽ kích thích nhu động ruột, giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa.. (Ảnh: Zenski magazin)

Thường xuyên uống nước sẽ cung cấp cho cơ thể chất lỏng và chất bôi trơn, giúp dễ dàng đào thải các chất độc hại ra khỏi cơ thể.Để làm sạch ruột, điều tốt nhất bạn có thể làm là uống thật nhiều nước. Uống ít nhất 10-12 ly nước nhỏ, khoảng 2 lít nước trong một ngày là vô cùng cần thiết.
Cùng với nước, bạn cũng có thể uống các loại nước ép trái cây và rau tươi để bổ sung đủ dinh dưỡng cho cơ thể.
Sữa chua

Sữa chua là nguồn thực phẩm giàu probiotic, cung cấp lợi khuẩn thúc đẩy tiêu hóa trong ruột. (Ảnh: youtube.com)

Sữa chua cũng giải quyết các vấn đề dạ dày khác nhau như khó tiêu, đầy hơi, đi tiêu thường xuyên và nhiều rắc rối khác.Sữa chua là nguồn thực phẩm giàu probiotic, cung cấp lợi khuẩn thúc đẩy tiêu hóa trong ruột. Những lợi khuẩn cũng là những “chiến binh” chống lại bệnh viêm ruột hiệu quả.
Bạn có thể ăn riêng sữa chua hoặc thêm một số trái cây tươi như táo, chanh, chuối để thưởng thức.
Nước ép táo

Nước ép táo tươi là một trong những biện pháp tốt nhất để làm sạch ruột già. (Ảnh: sohu.com)

Uống nước táo thường xuyên khuyến khích quá trình đào thải, phá vỡ các độc tố và cải thiện sức khỏe của gan cũng như các hệ thống tiêu hóa.Nước ép táo tươi là một trong những biện pháp tốt nhất để làm sạch ruột già.
Nước táo tươi bạn tự ép tại nhà sẽ mang đến kết quả tốt nhất, nhưng nếu không có sẵn, bạn có thể sử dụng nước ép táo hữu cơ đóng gói.
Nước chanh

Thêm hai muỗng canh nước cốt chanh tươi vắt vào một ly nước táo. Uống 3-4 lần/ngày sẽ làm sạch các chất nhầy trong ruột. (Ảnh: tuoitre.vn)

Trộn nước cốt của một quả chanh, thêm chút muối biển và mật ong vào một ly nước ấm và uống vào buổi sáng khi đói bụng.Chanh có đặc tính chống oxy hóa và giàu vitamin C, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Do đó, nước chanh có thể được sử dụng để làm sạch ruột.
Thêm hai muỗng canh nước cốt chanh tươi vắt vào một ly nước táo. Uống 3-4 lần/ngày sẽ làm sạch các chất nhầy trong ruột.
Nước ép rau củ tươi

Thay vì dùng thực phẩm dạng rắn, uống nước ép rau tươi nhiều lần một ngày sẽ có tác dụng làm sạch ruột. (Ảnh: Depositphotos)

Rau xanh, đặc biệt loại có chứa chất diệp lục giúp loại bỏ độc tố hiệu quả.Thay vì dùng thực phẩm dạng rắn, uống nước ép rau tươi nhiều lần một ngày sẽ có tác dụng làm sạch ruột.
Ngoài ra, các vitamin, khoáng chất, axit amin, và các enzym sẽ giữ cho cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
Bạn cũng có thể uống các loại trà thảo dược để thay thế.
Thực phẩm giàu chất xơ

Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm sạch ruột kết bằng cách loại bỏ các độc tố có hại. (Ảnh: weekend)

Chất xơ giúp giữ cho chất thải mềm và cải thiện nhu động ruột, đẩy nhanh quá trình đào thải của cơ thể. Đồng thời, các loại thực phẩm giàu chất xơ cũng giúp loại bỏ hầu hết các vấn đề về đường ruột. Ăn thực phẩm giàu chất xơ sẽ giúp làm sạch ruột kết bằng cách loại bỏ các độc tố có hại.
Bạn có thể bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống bằng cách ăn các loại trái cây tươi như quả mâm xôi, lê và táo, cũng như các loại rau tươi như atisô, đậu Hà Lan và bông cải xanh.
Ngũ cốc, các loại hạt, đậu cũng có chứa một lượng chất xơ dồi dào.
Muối biển

Nhờ vào tính giải độc, muối biển cũng thường được dùng để làm sạch ruột già. (Ảnh: pee-lr.org)

Bạn có thể trộn một muỗng canh muối biển trong một ly nước và đun sôi rồi uống khi ấm hoặc để nguội vào buổi sáng. Nhờ vào tính giải độc, muối biển cũng thường được dùng để làm sạch ruột già.
Đợi một vài phút, sau đó nằm xuống và xoa bóp dạ dày của bạn xuống đến vùng ruột già. Điều này sẽ kích thích nhu động ruột và giúp loại bỏ các chất độc hại, ký sinh trùng và vi khuẩn từ đường tiêu hóa.
Tuy nhiên, chỉ nên làm phương pháp này 5 lần/tháng vì có thể gây tiêu chảy, không tốt cho người có bệnh tim và cao huyết áp.
Gừng

Gừng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích sự tiết dịch tiêu hóa, giảm chứng đầy bụng và giúp ruột già làm việc hiệu quả. (Ảnh: thieunien.vn)

Bạn có thể ăn gừng dưới mọi hình thức như nạo nhỏ, ép thành nước hoặc cắt miếng. Cũng có thể thêm gừng vào trà thảo dược làm tăng hiệu quả làm sạch ruột. Gừng hỗ trợ tiêu hóa bằng cách kích thích sự tiết dịch tiêu hóa, giảm chứng đầy bụng và giúp ruột già làm việc hiệu quả.
Lưu ý: Gừng không được khuyến cáo cho phụ nữ đang mang thai, người cao huyết áp

Vì sao cà rốt được ví như ‘tiểu nhân sâm ?


Danh y nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Trung y, Lý Thời Trân, đã ‘tiến cử’ cà rốt như một loại thực phẩm không thể thiếu trong dưỡng sinh. Còn trong chữ Hán xưa, cà rốt được viết là “nhân sâm nhỏ”.
Lý Thời Trân, người Kỳ Châu, sinh ra và mất đi tại Kỳ Châu, là một danh y, nhà dược học, nhà tự nhiên học nổi tiếng nhất trong lịch sử Trung Quốc. Cuốn “Bản Thảo Cương Mục” của ông được coi là tác phẩm y học hoàn chỉnh và thành công nhất của Đông Y, có ảnh hưởng sâu rộng đến các thế hệ tương lai.
Căn cứ vào “Kỳ xuân huyền chí” ghi chép lại, Lý Thời Trân thường một mình cầm theo giỏ lên núi sâu hái thuốc. Một hôm, vào lúc gần trưa, trên một vách núi cheo leo tình cờ gặp được một ông lão tóc bạc ở phía đối diện cũng đang hái thuốc, ông lão tay chân linh hoạt, khí sắc hồng nhuận, khiến Lý Thời Trân cực kỳ kinh ngạc.

Lý Thời Trân hái thuốc (Ảnh: qua ĐKN)

Ông lão này là một vị ẩn sĩ trên núi, đã qua trăm tuổi nhưng mắt không mờ, tai không điếc, thân thể cứng cỏi, tư duy minh mẫn, vô cùng khỏe mạnh. Lý Thời Trân cùng ông lão trò chuyện, xin ông ấy chỉ giáo làm cách nào có thể kéo dài tuổi thọ. Ông lão chia sẽ đạo lý trong đó chính là, người ở trong núi, ăn uống nhẹ nhàng, đạm bạc, giữ tâm thanh tịnh, không màng thế sự, làm nhiều việc thiện, bản thân cũng vui vẻ, đồng thời ông chỉ vào giỏ của mình nói rằng cần ăn thêm nhiều cà rốt.
Lời nói của ông lão giúp Lý Thời Trân nảy ra ý tưởng viết về dược tính của cà rốt: Cà rốt trung tính, có thể trán dương bổ âm, là loại rau củ tốt nhất, cũng là loại dược phẩm dưỡng sinh có hiệu quả cao, ăn nhiều cà rốt đối với cơ thể con người rất có ích. Lý Thời Trân đem những điểm tốt của cà rốt nói cho nhiều người cùng biết, cho đến tận ngày nay, khu vực Hồ Bắc và Ký Châu vẫn còn giữ lại thói quen ăn cà rốt. Người địa phương còn coi cà rốt như củ nhân sâm nhỏ, là loại rau củ dưỡng sinh không thể thiếu trong mỗi bửa ăn.

Trong tiếng Hán, cà rốt gọi là tiểu nhân sâm (Ảnh: internet)

Căn cứ theo “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân ghi chép, từ thế kỷ 16, việc ăn cà rốt tốt cho sức khỏe bắt đầu từ Trung Quốc lan truyền sang Nhật Bản, lúc đó cà rốt trong Hán tự còn được gọi là củ nhân sâm nhỏ.
Cà rốt chứa dinh dưỡng phong phú, có thể ăn sống, cũng có thể cắt thành miếng nhỏ, sợi, lát, nấu cùng với một số thực phẩm khác, ngoài ra cà rốt còn có thể làm nước ép, sinh tốt, hoặc trộn với bột mì, bột gạo làm thành bánh.
Dưới đây là một số lợi ích sức khỏe thu được từ cà rốt:
1. Cải thiện tầm nhìn
Theo Boldsky, cà rốt rất giàu beta-caroten, tiền chất giúp chuyển hóa thành vitamin A, bảo vệ sức khỏe của đôi mắt, ngăn ngừa thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể do tuổi già.
2. Ổn định huyết áp
Cà rốt chứa lượng natri vừa đủ để duy trì huyết áp ở mức hợp lý trong cơ thể. Ăn cà rốt đều đặn giúp ổn định huyết áp.
3. Ngừa ung thư

Cà rốt tí hon (Ảnh: qua trongrausach)

Theo nghiên cứu mới nhất, hợp chất falcarinol trong cà rốt có tác dụng làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư ở người như gan, phổi và đại tràng.
4. Làm đẹp da
Vitamin A trong cà rốt giúp làn da luôn mịn màng, sáng đẹp. Nếu thiếu hụt vitamin A, da và tóc sẽ bị khô quá mức. Cà rốt cũng giúp giảm hình thành nếp nhăn trên khuôn mặt.
5. Giảm cholesterol
Cà rốt chứa lượng lớn chất xơ hòa tan, chủ yếu là pectin, giúp giảm lượng cholesterol xấu trong cơ thể. Theo một nghiên cứu của chính phủ Mỹ, những người ăn khoảng một bát cà rốt mỗi ngày trong 3 tuần có thể giảm lượng lớn cholesterol trong máu.
6. Bảo vệ tim mạch
Do giàu carotenoid, cà rốt có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim. Ngoài ra, alpha-carotene và lutein được tìm thấy trong cà rốt cũng bảo vệ trái tim luôn khỏe mạnh, hoạt động hiệu quả.
Chất pectin trong cà rốt có thể làm giảm cholesterol, ngăn ngừa bệnh động mạch vành và đột quỵ Các chất khoáng có trong cà rốt cũng phát huy tác dụng rất tốt cho tim mạch.
7. Thải độc cơ thể

Cà rốt có thể dùng ăn sống, ép lấy nước hoặc nấu chín (Ảnh: Internet)

Cà rốt chứa hàm lượng cao chất chống oxy hóa và vitamin A, vì vậy, chúng giúp loại bỏ độc tố trong cơ thể, làm giảm sự tích tụ mỡ trong gan.
8. Ngăn ngừa mất trí nhớ
Theo một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, trong 18 năm cho thấy nam giới tiêu thụ 50 mg beta-carotene trong rau quả, đặc biệt là cà rốt, giảm nguy cơ mất trí nhớ 1-1,5 năm so với những người uống giả dược chứa beta-carotene. Hợp chất này có tác dụng bảo vệ hệ thống thần kinh trung ương, chống lão hóa sớm.
9. Tăng cường chắc khỏe xương
Cà rốt chứa lượng nhỏ các chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin C (5 mg mỗi bát ăn) và canxi (96 mg mỗi bát ăn). Nhiều người, đặc biệt là phụ nữ thời kỳ mãn kinh, không có đủ canxi, vì vậy, ăn cà rốt hàng ngày có thể hỗ trợ xương chắc khỏe hơn.
Lưu ý:
  • Cà rốt có thể ăn sống hoặc nấu chín. Ăn món có cà rốt nấu chín cùng với một chút dầu sẽ giúp các chất dinh dưỡng được cơ thể hấp thụ tốt hơn.
  • Không nên ăn nhiều cà rốt trong thời gian quá dài khiến dư thừa vitamin A và các sắc tố.

Cô gái cắn răng chịu bệnh, ai ngờ phát hiện tiên dược, chữa được chứng nan y cho bao người


Gọi là Ở hiền gặp Phật hay chuột sa hủ gạo… cũng được. Bài thuốc nổi tiếng từ Bạch Hoa xà chuyên trị bệnh phong đã được phát hiện ra một các thần kỳ.
Trước đây rất lâu, ở một vài nơi vùng phía Nam Trung Quốc còn tồn tại một loại phong tục rất đặc biệt. Khi thiếu nữ trẻ bị mắc bệnh ma phong (phong, hủi, ngày nay gọi là bệnh Hansen), cha mẹ cô ta liền dùng tiền kén một chàng trai về ở rể, thông thường là chàng trai độc thân, mồ côi không nơi nương tựa. Họ hy vọng thông qua việc lập gia đình sẽ chuyển bệnh của con gái cho người con rể kém may mắn này. Đây gọi là “mại phong” hoặc là “mại ma” (bán đi bệnh phong).
Cách làm này tất nhiên là không có căn cứ y học, bởi vì sau khi thông qua tiếp xúc giữa hai người, người nam có thể bị lây bệnh phong sang, nhưng người nữ lại không chắc là khỏi bệnh.
Có một câu chuyện cảm động lòng người đã khiến cho phong tục này đoạn dứt hẳn.
Trong quán rượu nhà nọ con gái của ông chủ vừa mắc bệnh phong, ông chủ dùng tiền mua về một chàng trai độc thân nghèo đến mức không có cơm để ăn, chuẩn bị “bán ma phong” cho anh ta. Nhưng cô gái này lại là một cô nương có tâm lương thiện, không muốn đem đau khổ và bệnh nguy hiểm chết người của bản thân truyền sang người khác. Trong đêm tân hôn, cô lấy tiền vàng mà cha cô chuẩn bị cho cả hai đưa hết cho vị hôn phu, để anh ta trốn ra từ cửa sau.
Người cha sau khi biết được, tức muốn chết, đem nàng nhốt vào hầm chứa rượu lâu năm, đồng thời cấm người mang cơm nước đến cho cô, định bỏ đói cho đến chết. Nàng ở trong hầm đói đến hoa mắt váng đầu, đành phải lấy muôi múc lấy rượu trong một cái vò rượu lớn bên cạnh mình để uống.

Người con gái bị nhốt dưới hầm rượu dùng rượu để sống qua ngày. (Ảnh minh hoạ)

Tục ngữ nói “tửu trung hữu thực”, rượu làm từ gạo, uống nhiều rượu có thể ăn ít cơm.
Nàng cứ như vậy đến khi nào đói khát liền uống rượu. Một quãng thời gian sau, ông chủ đoán chừng nàng sớm đã chết đói, nên kêu người mua quan tài vào hầm rượu để làm hậu sự. Kết quả phát hiện nàng chẳng những chưa chết mà bệnh phong cũng đã khỏi mất. Ông chủ sai người đem vò rượu lớn đó đổ ra kiểm tra tất cả những gì còn lại trong đó, dưới đáy vò phát hiện thì ra là xác một con Bạch Hoa xà.
Từ đó về sau, người ta hay dùng rượu ngâm Bạch Hoa xà để trị bệnh phong, hiệu quả trị liệu vô cùng hay.

Từ đó về sau, người ta hay dùng rượu ngâm Bạch Hoa xà để trị bệnh phong, hiệu quả trị liệu vô cùng hay. (Ảnh minh họa: caythuoc.org)

Bởi trong lòng có thiện niệm, cô gái chẳng những cứu được tính mạng của mình, mà còn đã tạo phúc khi tìm ra được một loại kỳ dược cho những người đồng bệnh đời đời hậu thế về sau.
Năm phát sinh cố sự này vào thời nhà Đường hoặc trước đó, trong bài thơ “BỔ XÀ GIẢ THUYẾT” (Lời người bắt rắn), đã ghi chép rõ ràng về việc dùng Bạch Hoa xà chữa bệnh phong:
“Vĩnh Châu chi dã sản dị xà,
 Hắc chất nhi bạch chương, …… ,
 Khả dĩ dĩ đại phong, loan uyển, lậu, lệ.
 Khứ tử cơ, sát tam trùng.”
Ý là:
Đồng Vĩnh Châu có giống rắn lạ,
Thân đen vằn trắng
Trừ được đại phong, loan uyển, lậu, lệ.
Cứu được bệnh hiểm, diệt được ung sang. (Trương Củng phỏng dịch)
“Đại phong” chính là ma phong mà hiện nay nói tới. Còn Bạch Hoa xà khi đó đã là vị thuốc nổi tiếng và quý giá, hội bắt rắn thường được quan phủ khuyến khích, cũng cho phép họ có thể giao nạp Bạch Hoa xà ứng thay cho thuế thân hàng năm.
Theo các ghi chép trong cuốn “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân, Bạch Hoa xà còn gọi là Kỳ xà, được lấy tên do rắn này ở Kỳ Châu (huyện Nam, Kỳ Xuân, tân Hồ Bắc) là tốt nhất. So với các loại rắn khác, rắn này có rắt nhiều chỗ độc đáo đặc biệt: mũi của các loài rắn đều hướng xuống dưới, còn mũi của loài này cong lên trên (cho nên còn có tên là “Khiên Tị xà” – rắn mũi hếch ); rắn bình thường chết hai mắt lõm lại, nhưng xác Kỳ Xà dù cho khô kiệt cũng “nhãn quang bất hãm”, đầu rồng miệng hổ, mình đen hoa trắng. Mặt lưng có 24 phiến vẩy xếp thành các khối đốm dạng quả trám vuông màu xám trắng, sườn có đốm tràng hạt, đuôi như một ngón tay Phật, dài 1 – 2 phân. Ruột hình như chuỗi hạt

Lý Thời Trân ghi chép trong cuốn “Bản thảo cương mục”, Bạch Hoa xà còn gọi là Kỳ xà, được lấy tên do rắn này ở Kỳ Châu (huyện Nam, Kỳ Xuân, tân Hồ Bắc) là tốt nhất. (Ảnh: chilture.com)

Loài rắn này cực độc, nên còn có tên là Ngũ Bộ xà (chưa đi khỏi năm bước đã chết), thích cắn vào chân người. Thuốc dùng chủ trị các chứng phong, trong đó bao gồm: khẩu nhãn oa tà (liệt mặt), bán thân bất toại (liệt nửa người), đại phong (ma phong), ghẻ lở, bạch điến phong (lang ben), phá thương phong (uốn ván), tiểu nhi cấp mạn kinh phong (co giật), bệnh giang mai v.v. Rượu “Tần Hồ Bạch Hoa Xà” do Lý Thời Trân sáng chế chuyên trị chứng bán thân bất toại, khẩu nhãn oa tà, lại thu nhận và sử dụng thêm “tam xà dũ phong đan” để chủ trị ma phong. Trong phương đan này ngoài Bạch hoa xà ra còn có Hắc sơn xà ( ô sao xà) và hổ mang đất. [1][2]
Hùng Hoàng
Chú thích:
[1] Lý Thời Trân: bộ động vật có vảy, quyển 43, Bản thảo cương mục.
[2] Cao Học Mẫn: <<Trung dược học>>, “Trung y dược học cao cấp tùng thư”, bản đầu in ấn lần thứ 2, tháng 4 năm 2001, nhà xuất bản Nhân dân vệ sinh phát hành.

Gừng có trăm điều lợi nhưng ‘chở được thuyền thì cũng lật được thuyền’, dùng sao cho khéo


Tác dụng của gừng có thể gọi là nhiều không kể hết, nó có thể trị cảm mạo phong hàn, đau đầu, ho, hắt hơi, sổ mũi, buồn nôn và phù thũng, lại còn có thể giải độc thủy hải sản. Bề ngoài nhìn giống như là trăm điều lợi mà không có một điều hại, nhưng nước có thể trở thuyền, cũng có thể lật thuyền, ăn nhiều gừng cũng là có hại.
Đông y giảng: “cầu y – thực đồng nguồn”, chỉ cần vận dụng lý luận Đông y để chỉ đạo ẩm thực, thì có thể làm cho mỗi loại thực phẩm đều trở thành dược phẩm để phòng và điều trị bệnh. Khi có người nói từ trước đến giờ anh ấy chưa từng uống thuốc Đông y, thì thực ra đó là chưa hiểu về thuốc Đông y, không nghĩ rằng loại thực phẩm trong nhà này lại có thể trở thành vị thuốc có thể cứu được người.
Gừng thực ra là một loài thực vật phổ biến, trong sinh hoạt cho gừng vào thức ăn, vào thuốc là một ví dụ. Từ xưa đến nay gừng được các nhà y học rất coi trọng và tin dùng. Nhưng dùng gừng cũng cần phải tinh tế.
Danh y Lý Thời Trân biên soạn cuốn “Bản thảo cương mục“, đối với gừng có phân tích như sau: “Ăn nhiều thời gian dài, tích nhiệt thành bệnh ở mắt; bệnh trĩ, ung nhọt đều không nên ăn nhiều“, trong đó có chỉ ra rằng nếu như người ta ăn nhiều gừng trong một thời gian dài, thì rất dễ làm cho thể chất trở nên nóng, nếu là người mắc trĩ hoặc mụn nhọtthì càng không nên ăn nhiều.

Ăn nhiều gừng dễ làm trầm trọng tình trạng mụn, ung nhọt. (Ảnh: wikihow.com)

Gừng vị cay, tính ấm, đặc biệt thích hợp cho người có thể chất hư hàn. Có một người bệnh bị thận hư suy kiệt đến khám bác sỹ, hai chân phù rất nặng, đi lại khó khăn, yếu ớt mệt mỏi nhưng lại yêu cầu không uống thuốc Đông y, lý do là cho dù là bác sỹ Tây y hay bác sỹ dinh dưỡng đều nhất trí với cách nhìn nhận là anh ta không thể uống thuốc Đông y.
Trên tay bệnh nhân này có một danh sách khẩu phần ăn mà bác sỹ dinh dưỡng đưa cho, trên đó có viết những loại thức ăn nào là có thể ăn, tuy nhiên từ từ xem kĩ một lượt, phát hiện một loại trong đó là gừng.
Gừng chẳng phải là thuốc Đông y thường dùng sao?
Bởi vì bệnh nhân này có thể chất hư hàn, thận dương bất túc nghiêm trọng, thêm vào là thủy thấp đình trệ lan tràn. Do đó bác sỹ thực ra chỉ cần điều chỉnh một chút cách dùng, dặn bệnh nhân mỗi ngày cần thái 10 lát gừng tươi (không cần bỏ vỏ, bởi vỏ gừng có tác dụng lợi thủy tiêu thũng) nấu làm nước uống, kiên trì hàng ngày như thế, ngoài ra còn làm châm cứu, xoa bóp; lấy huyệt Âm lăng tuyền, Phong long thông điều thủy đạo, ngoài ra còn phối hợp Túc tam lý, Tam âm giao sơ thông khí của 3 kinh Can, Tỳ, Thận.

Chữa phù thũng. (Ảnh: infobae.com)

Quả thật, sau một tuần như vậy, hai chân phù thũng của bệnh nhân đã bớt phù rõ rệt, đồng thời tinh thần anh ta cũng phấn chấn hẳn lên.
Tây y hoặc bác sĩ dinh dưỡng thường yêu cầu người bệnh thận hư không uống thuốc Đông y, nguyên nhân chính là do trong thuốc Đông y có chứa một lượng lớn Kali, nếu như khả năng bài tiết Kali yếu đi thì rất dễ dẫn đến tình trạng tăng Kali máu.
Bởi tăng Kali máu sẽ có thể dẫn đến ngừng tim, cho nên vì cân nhắc đến an toàn nên đa phần các bác sỹ đều sẽ yêu cầu người bệnh không uống thuốc Đông y.
Vậy thực tế chẳng lẽ vị thuốc Đông y nào cũng đều có chứa Kali?
Gừng chính là vị thuốc Đông y mà trong đó có chứa hàm lượng Kali vô cùng thấp, gần như không có, chỉ cần kê đơn thuốc suy nghĩ sáng tạo, cân nhắc đến dùng vị thuốc không có Kali hoặc có hàm lượng Kali cực thấp, thì có thể một mục tiêu trúng hai đích, vừa có thể khiến bệnh nhân uống thuốc Đông y để điều trị bệnh tật, lại không cần lo đến vấn đề tăng Kali máu.

Lợi ích của giấm thật tuyệt vời, thuốc tây hiện đại cũng không thay thế được


Từ hàng nghìn năm trước nhân loại đã biết sử dụng giấm ăn, và cho đến tận hôm nay người ta vẫn luôn ngạc nhiên trước công dụng tuyệt vời mà loại gia vị này mang lại.
Khoảng 5.000 năm TCN, người Babylon đã biết dùng trái chà là để làm rượu và giấm. Vết tích của giấm đã được tìm thấy ở Ai Cập cổ đại từ 3000 năm trước công nguyên. Theo sự tích Thần Nông, giấm cũng được tìm thấy ở Trung Quốc từ đời nhà Hạ vào 3.000 năm TCN. 500 năm TCN, ở Hy Lạp, Hippocrates, ông tổ sáng lập ngành y học hiện đại đã dùng giấm làm từ nước táo hòa với mật ong để trị những bệnh ho và cảm lạnh.
Giấm chủ yếu được lên men từ gạo nếp, cao lương, gạo, ngô, lúa mì, đường và rượu, hoa quả. Trong bữa ăn hằng ngày đây là một gia vị không thể thiếu, trong chăm sóc sức khỏe, giấm là một loại thuốc tuyệt vời.

Khoảng 5000 năm trước công nguyên, người Babylon đã biết dùng trái chà là để làm rượu và giấm. ( Ảnh: The epochtime)

Đông Y nhìn nhận công hiệu của giấm
Theo ghi chép trong “Thần nông bản thảo kinh sơ”, giấm có vị đắng, chua, hơi ôn, không độc, giúp dẫn thuốc vào can, hành thủy tiêu thũng, giải độc, tán ứ. Công năng điều vị tiêu thực, tán ứ, giải độc sát khuẩn, hoạt huyết. Khi uống nhiều rượu say có thể uống chút giấm chua có thể giúp giải rượu, tiêu hóa thức ăn, lưu thông khí huyết, loại bỏ tà khí.
Thời xưa khi phụ nữ sinh con thường dùng mùi giấm và các loại cỏ thơm xông trong phòng sinh. Khi sản phụ sinh con bị thương, sung huyết, choáng hay đột nhiên trúng tà khí mà ngất xỉu có thể dùng lửa đốt giấm để mùi giấm tràn ngập trong phòng. Cách làm này có thể trợ giúp khí huyết người bệnh lưu thông, tinh thần tỉnh táo.
Trong cuốn “Bản thảo cương mục” ghi rằng giấm có thể điều trị lở loét, huyết khối hoặc với các loại bệnh như đau tim… Đều có thể dùng tính chua của giấm để loại bỏ tắc nghẽn và loại bỏ khí độc.
Nghiên cứu của Tây y về công dụng của giấm
Các nghiên cứu hiện đại đã phát hiện ra rằng giấm có thể chống oxy hóa, cải thiện tiểu đường, giảm huyết áp và ngăn ngừa bệnh tim mạch. Thậm chí có nhà nghiên cứu còn chỉ ra rằng uống giám có thể cải thiện chức năng nhận thức của đại não.
Nghiên cứu đăng trên tạp chí Diabetes Care của Mỹ chứng minh giấm có thể cải thiện tình trạng kháng insulin và tiểu đường tuýp 2.

Dùng 2 thìa giấm làm tử quả mâm xôi có thể giúp giảm cân. (Ảnh: sbar.com)

Giấm có thể hỗ trợ giảm cân. Trong một nghiên cứu của Mỹ, các chuyên gia đã thực hiện thử nghiệm trên 2 nhóm. Một nhóm hằng ngày dùng 2 thìa giấm làm tử quả mâm xôi, đồng thời không cần hạn chế ăn uống kết quả sau 4 tuần trọng lượng giảm xuống. Một nhóm khác uống nước ép quả nam việt quất, kết quả sau bốn tuần cân nặng vẫn tăng lên.
Các chuyên gia nhận định, giấm có thể ức chế cảm giác thèm ăn, đồng thời có thể cải thiện lượng đường trong máu sau bữa ăn.
Bài thuốc tuyệt vời từ gừng tươi và giấm
Gừng ngâm giấm nâu là một trong những sự kết hợp độc đáo kỳ diệu của Đông y. Ngoài việc làm ấm dạ dày, giảm cân, ngừa rụng tóc, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, vị thuốc này còn có thể cải thiện hiệu quả sự thiếu dương khí trong cơ thể con người, đặc biệt là đối với nam giới.

Gừng ngâm giấm giúp giảm cân, làm ấm dạ dày và ngăn ngừa các bệnh mãn tính. (Ảnh: hepioneerwoman.com)

Cách làm:
Dùng gừng tươi, rửa sạch, để ráo nước, cắt thành từng lát mỏng, cho vào lọ thủy tinh có nắp đậy.
Dùng giấm nâu đổ vào ngập gừng. Ngâm ít ngày cho đến khi giấm ngấm vào gừng, chuyển sang màu nâu là có thể dùng được. Làm hết đợt này lại làm tiếp đợt khác để sử dụng quanh năm.

Mỗi ngày ăn 2-3 lát gừng ngâm giấm mỗi sáng giúp lưu thông máu (Ảnh: leha.com)

Cách ăn:
Mỗi ngày ăn 2-3 lát nhỏ.
Cách tốt nhất để ăn gừng ngâm giấm là vào buổi sáng, cùng bữa ăn sáng. Khi đó, dạ dày đang làm việc thì máu sẽ lưu thông tốt hơn, hỗ trợ quá trình tiêu hóa, tăng tốc tuần hoàn máu, có thể làm mới và sản sinh các tế bào.
Nếu ăn khoảng 20ml giấm đã ngâm còn có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm khớp, giảm mỡ máu. Kiến nghị người bị mỡ máu cao, huyết áp cao nên sử dụng món này.
Lưu ý:
  • Không được ăn khi đói bụng, sẽ có thể làm tổn thương dạ dày.
  • Mỗi ngày chỉ ăn 3 lát gừng là đủ, ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng dạ dày.
  • Nên ăn vào bữa ăn sáng, do gừng sẽ sinh dương khí rất lớn, không nên ăn vào buổi tối, gây mất ngủ.

Gừng sấy khô chứa hoạt chất chống ung thư gấp 10.000 lần thuốc dùng trong hóa trị


Theo nhiều nghiên cứu, chất 6-shogaol chiết xuất từ gừng có tác dụng ngăn chặn khối u mới hình thành và bảo toàn cho các tế bào khỏe mạnh. Đặc biệt, 6-shogaol trong gừng sấy có hiệu quả loại bỏ tế bào ung thư cao gấp 10.000 lần so với Taxol – thuốc dùng trong hóa trị.

Gừng sấy khô chứa hoạt chất chống ung thư gấp 10.000 lần thuốc dùng trong hóa trị
Ảnh minh họa.

Gừng có khả năng chống ung thư mạnh mẽ
Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Sinh Lý học, Sinh Lý bệnh học và Dược học quốc tế, gừng chứa nhiều chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng vi khuẩn, có tác dụng ngăn ngừa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có ung thư.
Khi gừng tươi được sấy khô, các hợp chất mới được hình thành. Một trong số đó là hợp chất 6-shogaol. Hợp chất này khiến gừng khô có mùi và vị nồng hơn gừng tươi. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytochemistry cũng khẳng định, shogaol là chất chống oxy hóa mạnh, có tác dụng chống viêm, chống ung thư và kháng khuẩn.

Gừng sấy khô chứa hoạt chất chống ung thư gấp 10.000 lần thuốc dùng trong hóa trị
6-shogaol có nhiều trong gừng khô có công dụng vượt trội trong điều trị ung thư. (Ảnh: Dalattomato)

Nghiên cứu gần đây về chất 6-shogaol chiết xuất từ gừng có tác dụng chống ung thư mạnh mẽ. Điển hình là nghiên cứu của Hiệp hội Nghiên cứu Ung thư Hoa Kỳ. Theo đó, chất 6-shagaol từ gừng khô ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tiền liệt tuyến.
Nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Dược học Anh, cho thấy, chất 6-shogaol có thể ức chế sự lây lan của khối u ung thư vú. Ngoài ra thành phần này còn ức chế sự phát triển của các cục u vú.
Nếu so với thuốc điều trị ung thư Taxol, 6-shogaol vượt trội hơn hẳn về khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư và khối u. Các nhà nghiên cứu cho hay, khi liều lượng thuốc điều trị ung thư Taxol tăng lên, 6-shogaol cũng chứng minh hiệu quả cao hơn 10.000 lần so với Taxol trong việc loại bỏ các tế bào gốc ung thư, ngăn chặn khối u mới hình thành và bảo toàn cho các tế bào khỏe mạnh.
Nên dùng gừng khô hay tươi?
Dùng gừng tươi hay khô? Dùng như thế nào để phát huy tối đa công dụng là câu hỏi của nhiều người. Hàm lượng hoạt chất sẽ thay đổi phụ thuộc vào phương pháp, nhiệt độ, thời gian chế biến gừng.

Gừng sấy khô chứa hoạt chất chống ung thư gấp 10.000 lần thuốc dùng trong hóa trị
Hoạt chất có lợi trong gừng sẽ bí biến đổi trong khi chế biến. (Ảnh: Lola)

Tạp chí Khoa học Dinh dưỡng và Khoa học Thực phẩm phát hiện ra rằng, nồng độ cao nhất 6-shogaol được tạo ra khi gừng sấy khô ở 80 độ C.
Ở dạng tươi, gừng đun sôi sẽ giảm các chất chống oxy hóa, trong khi rang lại không ảnh hưởng nhiều.
Nếu thời gian nấu hoặc nướng gừng giới hạn trong khoảng thời gian từ 2-6 phút, mức độ chất chống oxy hóa tăng lên 6 lần. Tuy nhiên, mức chất chống oxy hóa trong gừng lại bị giảm xuống sau 8 phút.

Gừng sấy khô chứa hoạt chất chống ung thư gấp 10.000 lần thuốc dùng trong hóa trị
Uống trà gừng mỗi ngày làm tăng khả năng miễn dịch của cơ thể. (Ảnh: Lola)

Một số lưu ý khi sử dụng gừng:
  • Nên chế biến gừng tươi trong phạm vi từ 2-6 phút, sấy gừng khô trong nhiệt độ 80 độ C.
  • Không ăn gừng tươi đã bị dập, mọc mầm, ăn vào buổi tối, gọt vỏ gừng khi chế biến.
  • Phụ nữ có thai, trẻ em dưới 2 tuổi không nên ăn gừng. Người bình thường có thể tiêu thụ 1g/ngày.
  • Nếu đang dùng thuốc làm loãng máu, sắp phẫu thuật, người bệnh bị rối loạn chức năng đông máu nên tham khảo ý kiến bác sĩ về lượng gừng dùng hàng ngày.

Mỗi sáng ăn thêm 1 quả trứng gà, bạn sẽ cực kỳ ngạc nhiên vì điều ‘kỳ diệu’!

Những nghiên cứu gần đây của các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đều chỉ ra rằng, mỗi ngày ăn một quả trứng gà vào buổi sáng có thể mang tới cho bạn sức khỏe ‘từ đầu đến chân’.

Trứng gà được xem là thực phẩm dinh dưỡng toàn phần (Ảnh minh họa)
Trứng gà được xem là thực phẩm dinh dưỡng toàn phần (Ảnh minh họa)

Thêm một quả trứng vào bữa sáng, bạn sẽ có được những lợi ích không hề nhỏ
Từ xưa đến nay, trứng gà dường như là món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày của người Việt. Tuy nhiên liệu chúng ta có hiểu biết hết về những tác dụng tuyệt vời của trứng gà đem lại?
Ăn trứng gà vào buổi sáng mang lại những lợi ích gì?
Các chuyên gia dinh dưỡng đều nhận định, trứng gà là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, được coi là “thực phẩm dinh dưỡng toàn phần”.
Những nghiên cứu gần đây của các chuyên gia y tế và dinh dưỡng đều chỉ ra rằng, mỗi ngày ăn một quả trứng gà có thể mang tới cho bạn sức khỏe “từ đầu đến chân”.
10 lý do nên ăn trứng gà vào buổi sáng
1. Bổ sung dinh dưỡng
Trứng gà là một thực phẩm bổ dưỡng, ngon lành tự nhiên nhất, giá thành rẻ, nhưng lượng protein cao gấp hai lần hải sâm.
2. Giảm mỡ máu
Trong trứng gà có chứa chất lecithin vô cùng quý hiếm, chất này có tác dụng giúp tuần hoàn thanh lọc các chất mỡ có trong cơ thể, hỗ trợ giảm mỡ máu.
3. Ngăn ngừa bệnh tim
Phó giáo sư Phạm Chí Hồng, Học viện Thực phẩm Đại học Nông nghiệp Trung Quốc cho biết, thành phần chủ yếu trong lòng đỏ trứng gà là chất béo không bão hòa đơn và axit béo.
Trong đó hơn một nửa là axit oleic (omega 9) – thành phần chính của dầu oliu. Chất này có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim.
4. Thanh nhiệt, bổ máu
Theo y học, trứng gà còn là thực phẩm có khả năng “cân bằng” độc đáo. Trong “Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân cũng chỉ rõ, lòng trắng trứng gà tính hàn có tác dụng thanh nhiệt.
Bên cạnh đó, lòng đỏ trứng gà tính ôn, giúp bổ huyết, các tác dụng đó ngang với chất gelatin.
5. Bảo vệ thị lực

Trứng gà có đến 10 lợi ích với sức khỏe (Ảnh minh họa)
Trứng gà có đến 10 lợi ích với sức khỏe (Ảnh minh họa)

Hai chất lutein và zeaxanthin có trong lòng đỏ trứng gà là hai chất chống oxi hóa cực kỳ hữu hiệu, bảo vệ thị lực tránh khỏi các tác nhân gây hại của tia cực tím.
6. Bảo vệ gan
Chất protein trong trứng gà có tác dụng hồi phục tổn thương của tế bào gan. Chất lecithin trong lòng đỏ có tác dụng thúc đẩy quá trình tái sinh của tế bào gan, nâng cao khả năng chuyển hóa và miễn dịch của cơ thể.
7. Phòng và điều trị xơ vữa động mạch
Các chuyên gia y tế và dinh dưỡng Mỹ đã tiến hành một cuộc thử nghiệm về phòng và điều trị xơ vữa động mạch từ trứng gà.
Họ trích xuất chất lecithin có trong trứng gà, quả óc chó, mỗi ngày cho người mắc bệnh tim mạch ăn 4 -6 thìa canh. Khoảng ba tháng sau, lượng cholesterol trong máu của người bệnh giảm đáng kể.
8. Phòng ngừa ung thư
Trong trứng gà rất giàu vitamin B2 và nhiều khoáng chất như nguyên tố vi lượng selen. Những chất này đều có tác dụng chống ung thư.
9. Làm chậm quá trình lão hóa
Trứng gà có chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể chúng ta cần. Vì thế theo kinh nghiệm dân gian, để kéo dài tuổi thọ chúng ta nên ăn một quả trứng gà mỗi ngày.
10. Ngăn chặn bệnh mất trí ở người già
Chất lecithin và sắc tố vàng trong lòng đỏ trứng gà rất có lợi đối với sự phát triển của hệ thống thần kinh và cơ thể. Nó có tác dụng tăng cường chức năng lão, cải thiện trí nhớ và ngăn chặn chứng mất trí ở tuổi già.
Nên ăn trứng gà bao nhiêu là đủ?

Người bình thường chỉ nên ăn mỗi ngày 1-2 quả trứng là đủ (Ảnh minh họa)
Người bình thường chỉ nên ăn mỗi ngày 1-2 quả trứng là đủ (Ảnh minh họa)

Các chuyên gia cho biết, do cơ chế hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể mỗi người khác nhau nên số lượng trứng gà mỗi người có thể ăn trong một ngày cũng khác nhau.
Trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người vận động nhiều, do nhu cầu protein cao hơn so với người thường nên mỗi ngày có thể ăn từ 1- 2 quả trứng gà.
Người lớn bình thường, người cao tuổi, mỗi ngày có thể ăn 1 quả trứng gà.
Nên ăn trứng gà thế nào để hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng nhất?
Đối với trứng gà thì các cách nấu cũng rất đơn giản, như luộc, xào, rán, kho đều được.
Trứng luộc và canh trứng là dễ tiêu hóa nhất, rất thích hợp cho trẻ em, người già và người bệnh.
Đối với món trứng xào thì cần chú ý đến nguyên liệu kèm theo. Thành phần dinh dưỡng trong trứng gà vốn thiếu vitamin C. Vì thế muốn món ăn đủ dinh dưỡng chúng ta xào trứng với cà chua, ớt xanh để bổ sung loại vitamin này .
Trứng luộc cũng là một lựa chọn hoàn hảo, nếu như cảm thấy món ăn đơn điệu thì có thể dùng trứng đã luộc chín cắt miếng cho vào salat.
Không nên ăn nhiều món trứng rán ở nhiệt độ cao, bởi cách chế biến này không tốt cho sức khỏe.

Những loại thực phẩm ‘thổi’ bay nốt mụn


Nghệ, tỏi, cải bó xôi, cà rốt… là những thực phẩm phẩm quen thuộc, dễ kiếm trong gian bếp, chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho da mụn. 
Mụn là một bệnh lý về da, thường xuất hiện trên mặt, cổ, lưng, ngực, và vai. Mụn hình thành theo cơ chế:
TUYẾN BÃ NHỜN HOẠT ĐỘNG MẠNH ➤ DẦU THỪA + TẾ BÀO DA CHẾT ➤ NANG LÔNG BỊ TẮC ➤ MỤN HÌNH THÀNH + VI KHUẨN ➤ MỤN VIÊM
Có nhiều nguyên nhân hình thành mụn như thay đổi hormone, dùng thuốc, thức ăn, di truyền, căng thẳng thần kinh…
Tùy vào trình trạng mụn, loại da và cơ địa mỗi người mà cách điều trị cũng khác nhau. Do đó, khi bị mụn, bạn nên tới cơ sở y tế chuyên về da liễu để được thăm khám và điều trị kịp thời. Tránh để lâu ngày, dễ hình thành sẹo, mụn lan rộng… mất thẩm mỹ, gây tự ti.

7 loại thực phẩm "thổi" bay nốt mụn
(Ảnh: Easycare)

Ngoài việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, vệ sinh da đúng cách, bạn nên uống nhiều nước, bổ sung thêm các chất dinh dưỡng tự nhiên hấp thụ từ thực phẩm:
– Vitamin A: Giảm tối đa lượng nhờn tiết ra, gây bít tắc lỗ chân lông.
– Vitamin F (axit béo không no): Bảo vệ, tạo độ đàn hồi và giúp da căng mịn. có nhiều trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng.
– Vitamin E: Giúp da căng mịn hồng hào.
– Vitamin C: Phục hồi sự hư tổn của các mô và biểu bì.
– Vitamin B2, B3, B5, B6: giúp cải thiện tình trạng da hư tổn cho mụn.
– Kẽm: Giảm tình trạng da nhờn và ngăn ngừa mụn.
1. Các loại hạt

7 loại thực phẩm "thổi" bay nốt mụn
Các loại hạt như hạnh nhân, macca… chứa nhiều vitamin như A, E, C, kẽm có tác dụng giảm dầu thừa trên da, chống tăng tiết bã nhờn, kháng viêm, dưỡng ẩm và hạn chế sự hình thành sẹo do mụn.

2. Nghệ

7 loại thực phẩm "thổi" bay nốt mụn
Nghệ chứa chất curcumin có khả năng chống viêm, tiêu diệt vi khuẩn, độc tố bên trong cơ thể gây ra mụn, làm sáng làn da.

3. Trà Rooibos

7 loại thực phẩm "thổi" bay nốt mụn
Trà Rooibos hay trà đỏ, giàu thành phần chất chống oxi hóa, khoáng chất… Các hoạt chất có trong trà làm sáng da, ngăn ngừa và trị mụn, sự hình thành nếp nhăn.

4. Cải bó xôi

7 loại thực phẩm "thổi" bay nốt mụn
Cải bó xôi chứa nhiều chất diệp lục có tác dụng làm sạch vi khuẩn và các độc tố từ đường tiêu hóa, tác nhân gây mụn trên mặt và cơ thể.

5. Cá hồi

7 loại thực phẩm "thổi" bay nốt mụn
Omega-3 trong các hồi có tính chống viêm, giảm hiện tượng viêm sưng của mụn, làm chậm quá trình lão hóa da.

6. Cà rốt

7 loại thực phẩm "thổi" bay nốt mụn
Cà rốt chứa nhiều vitamin A dưới dạng beta-carotene – có tác dụng giải độc gan, ngăn ngừa mụn. Ngoài ra, vitamin C làm mờ thâm, mau liền sẹo, giảm nhờn và se khít lỗ chân lông hữu hiệu.

7. Tỏi

7 loại thực phẩm "thổi" bay nốt mụn
Tỏi có tính kháng khuẩn, giảm viêm ngứa, làm mờ vết thâm và sáng da. Mỗi ngày, ăn từ 1-2 nhánh tỏi trong thời gian khoảng 2-3 tháng, giúp cơ thể thanh lọc máu, trẻ hóa làn da, trị sưng mụn.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Không ngờ lá chuối lại có thể ‘trị’ nhanh một căn bệnh răng miệng rất hay gặp

Bạn thức dậy với một vết đau tủy răng mỗi ngày, hay răng bạn quá nhạy cảm với đồ ăn nóng hoặc lạnh? Bạn bị sưng nướu hay bạn thấy đau buốt kinh khủng hoặc áp lực mỗi khi cắn hoặc nhai thức ăn? Nếu câu trả lời là ‘có’ với hầu hết các câu hỏi trên thì khả năng lớn là bạn đang bị đau tủy răng.
Không ngờ lá chuối lại có thể 'trị' nhanh một căn bệnh răng miệng r - Ảnh 0
Tủy răng là một khoảng trống ở giữa răng, chứa các mạch máu để giúp răng khỏe mạnh. Khi những mạch máu đó bị nhiễm khuẩn, nó sẽ đe dọa tới men răng, hay còn gọi là chứng ngà răng, gây nên đau đớn và khó chịu.
Để loại bỏ sự nhiễm khuẩn tủy răng, khi bị sâu răng, bạn cần phải được chăm sóc và điều trị thích hợp để tránh những vấn đề nghiêm trọng khác xảy ra với răng.
Trong nhiều trường hợp khẩn cấp, một ca phẫu thuật tủy răng là cần thiết để loại bỏ hoàn toàn các cơn đau. Một số trường hợp khác, một vết đau tủy răng có thể được kiểm soát và giảm đau ngay tại nhà với những nguyên liệu có sẵn. Dưới đây là những phương pháp đơn giản bạn có thể thực hiện tại nhà để giảm các cơn đau.
Lá chuối
Không ngờ lá chuối lại có thể 'trị' nhanh một căn bệnh răng miệng r - Ảnh 1
Lấy một ít lá chuối rồi nghiền nát lấy nước, chấm vào các khu vực bị đau trong miệng và để trong một vài phút. Sau đó súc miệng bằng nước sạch hoặc bằng nước thuốc súc miệng.
Thuộc tính chống viêm tìm thấy trong lá chuối được chứng minh là có thể giảm đau tốt.
Hành tây
Không ngờ lá chuối lại có thể 'trị' nhanh một căn bệnh răng miệng r - Ảnh 2
Dù mùi hăng của hành tây có thể lưu lại trong miệng và gây khó chịu, nhưng phương pháp này được biết tới như là 1 phương pháp giảm đau tủy răng hiệu quả nhất bởi khả năng sát khuẩn cực kỳ hữu hiệu của hành tây.
Tất cả những gì bạn phải làm là lấy một miếng hành tây mới thái lát và đặt quanh khu vực bị đau trong một khoảng thời gian.
Đinh hương

Đây là một loại gia vị có trong nhiều căn bếp. Đinh hương được sử dụng trong việc điều trị nhiều bệnh có liên quan tới răng miệng bởi tính năng chống khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây nên nhiễm trùng và đau đớn.
Bạn có thể đặt một ít đinh hương gần chỗ răng bị đau và để cho nước từ đinh hương chảy vào làm giảm cơn đau.
Lưu ý : Bạn có thể xoa bóp nhẹ nhàng bên ngoài khu vực bị đau với một ít dầu đinh hương hoặc một miếng dán được chiết xuất từ đinh hương.
Trà xanh

Trà xanh được sử dụng phổ biến trong rất nhiều các sản phẩm mỹ phẩm thảo dược. Ngoài các công dụng giảm mụn và làm sáng da, trà xanh cũng rất hữu ích trong việc giảm đau tủy răng.
Hãy dùng vài giọt chiết xuất trà xanh cho vào một cốc nước ấm, rồi súc miệng bằng hỗn hợp này trong vài phút, cơn đau sẽ được giảm đáng kể.
Dưa chuột
Không ngờ lá chuối lại có thể 'trị' nhanh một căn bệnh răng miệng r - Ảnh 3
Dưa chuột làm giảm nhanh những cơn đau dữ dội và sự nhạy cảm của răng, ê buốt răng do viêm tủy gây ra. Nguyên nhân là do trong dưa chuột có đặc tính kháng viêm.
Hãy đặt một miếng dưa chuột hơi lạnh vào chỗ đau tới khi bạn cảm thấy đỡ hơn thì mới bỏ chúng.
Dầu Oliu
Kể từ khi được biết đến là có đặc tính chống viêm khá cao, dầu oliu đã được sử dụng để chữa trị rất nhiều bệnh, trong đó có đau tủy răng.
Bạn có thể dùng tăm bông, nhúng trong dầu oliu và chấm vào khu vực đau. Bạn sẽ nhanh chóng cảm nhận được tác dụng làm dịu cơn đau từ dầu oliu .
Nước ép tỏi

Giống như hành tây, tỏi có mùi không dễ chịu nhưng hoàn toàn có thể làm giảm đau tủy răng. Tính kháng khuẩn của tỏi giúp loại bỏ nhiễm trùng.
Hãy đặt một miếng tỏi vào chỗ đau hoặc dùng nước tỏi để súc miệng vài lần một ngày để ngăn chặn những cơn đau khó chịu này.
Rượu
Không ngờ lá chuối lại có thể 'trị' nhanh một căn bệnh răng miệng r - Ảnh 4
Ngoài việc được biết đến là một loại đồ uống của “những cuộc vui”, rượu còn có tác dụng chữa trị một số chứng bệnh và được sử dụng với lượng nhỏ trong một vài loại thuốc. Rượu hiệu quả trong việc giảm đau, trị viêm và nhiễm trùng.
Bạn có thể súc miệng với một ít rượu và ngậm trong một vài phút để giảm đau tủy.
Giấm
Giấm hoặc giấm táo đều có đặc tính chống vi khuẩn, có thể làm giảm nhiễm trùng và đau đớn, đặc biệt là khi chữa bệnh có liên quan tới răng miệng.
Bạn có thể nhúng một chiếc tăm bông trong giấm và đặt nó ở gần chỗ đau trong 15 phút. Sau đó súc miệng bằng nước sạch. Phương pháp này có hiệu quả hơn khi thực hiện thường xuyên.