Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2018

bữa ăn nhẹ trước khi ngủ giúp bạn ngon giấc


Sữa ấm, hạnh nhân, chuối tiêu, bột yến mạch… là những thực phẩm giúp bạn không có cảm giác thèm ăn khuya và ngủ ngon giấc hơn.
Mật ong
Mật ong được sử dụng như một loại thuốc tự nhiên thích hợp cho mọi lứa tuổi. Nó chứa các chất chống vi khuẩn tự nhiên và đặc tính chữa lành vết thương, chống viêm…
Uống mật ong vào buổi tối giúp kích thích hoóc môn ngủ. Nó làm tăng hàm lượng insulin, có thể kích thích sự giải phóng tryptophan trong não. Tryptophan sau đó được chuyển thành serotonin, hoóc-môn thư giãn và tâm trạng tốt nên thúc đẩy giấc ngủ ngon.
Thêm thìa cà phê mật ong vào cốc sữa ấm hoặc trà thảo mộc giúp cơ thể thư giãn, dễ ngủ.
Chuối tiêu
6 bữa ăn nhẹ trước khi ngủ giúp bạn ngon giấc
Chuối tiêu là “thuốc ngủ” có bọc vỏ, ngoài lượng serotonin và N-acetyl-5-methoxytryptamine phong phú, loại quả này còn giàu magie giúp cơ bắp thả lỏng, thư giãn.
Sữa ấm
Trong sữa có chứa một loại tryptophan, có tác dụng thư giãn cho cơ thể giống như axit amin. Còn canxi giúp cho não tận dụng tối đa loại tryptophan này, đưa bạn vào giấc ngủ sâu.
Bột yến mạch
Yến mạch giàu N-acetyl-5-methoxytryptamine, là món ăn khuya cực kỳ tốt cho sức khỏe. Bột yến mạch còn kích thích sản xuất ra melatonin, giúp ngủ sâu giấc.
Nấu một bát yến mạch nhỏ, thêm chút mật ong sao cho vừa miệng ăn mỗi tối giúp cơ thể thư giãn, khỏe mạnh, ngủ ngon.
Hạnh nhân
6 bữa ăn nhẹ trước khi ngủ giúp bạn ngon giấc
Với thành phần giàu tryptophan và magie giúp thư giãn cơ bắp. Thường xuyên ăn hạnh nhân giúp giảm bớt tâm trạng lo lắng, hỗ trợ giấc ngủ. Hơn nữa, ăn hạnh nhân còn có tác dụng khỏe tim mạch, làm sạch đường ruột.
Táo
6 bữa ăn nhẹ trước khi ngủ giúp bạn ngon giấc
Táo chứa nhiều rất nhiều vitamin và các khoáng chất cần thiết có lợi cho cơ thể nên rất tốt cho sức khỏe. Bên cạnh đó, táo còn có tác dụng an thần, giúp bạn cảm thấy thanh thản thoải mái đầu óc. Ăn một quả táo trước khi ngủ sẽ giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.

Ăn Rong Biển mỗi ngày giúp thải độc, ngừa ung thư


Rong biển giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất cùng nhiều dưỡng chất… có tác dụng ngăn ngừa ung thư, thải độc, hỗ trợ tiêu hóa…
1. Phòng ngừa ung thư
Nhờ có thành phần lignans trong rong biển có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các khối u, bảo vệ cấu trúc gen, tế bào khỏi những đột biến dẫn tới các căn bệnh ung thư nguy hiểm.
Ăn rong biển mỗi ngày giúp thải độc, ngừa ung thư
2. Cải thiện chức năng tuyến giáp
Rong biển có chứa nhiều i-ot, hỗ trợ hoạt động tuyến giáp và thúc đẩy sự phát triển của các hóoc-môn quan trọng.
3. Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Rong biển chứa chất alginate, có công dụng tăng cường chất nhầy trong ruột, bảo vệ thành ruột, hỗ trợ hệ tiêu hóa và khả năng hấp thu.
4. Trái tim khỏe mạnh
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, ăn rong biển thường xuyên giúp trái tim khỏe mạnh, huyết áp ổn định, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Ăn rong biển mỗi ngày giúp thải độc, ngừa ung thư
5. Tốt cho phụ nữ mang thai
Axit folic có trong tảo biển giúp ngăn ngừa các dị tật bẩm sinh cho thai nhi, bệnh bại liệt ở trẻ nhỏ.
6. Ngăn ngừa các bệnh huyết áp
Hàm lượng natri thấp, trong khi hàm lượng canxi cao và hơn 90 loại khoáng chất, rong biển có tác dụng tốt trong việc ổn định huyết áp.
7. Thải độc, làm sạch máu
Rong biển chứa fertile clement có tác dụng tăng cường lưu thông máu, đào thải độc tố giúp thanh lọc cơ thể, loại bỏ cholesteron, bảo vệ tim mạch, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh nhồi máu cơ tim…
8. Chống viêm
Một số loại rong biển còn có tác dụng chống viêm hiệu quả, nhờ vào chất fucans. Ngoài ra, rong biển còn có hàm lượng magie cao giúp ngăn ngừa bệnh đau nửa đầu và bệnh hen suyễn.
9. Giảm căng thẳng cho phụ nữ tuổi mãn kinh
Magie trong rong biển có tác dụng làm giảm căng thẳng thần kinh, ổn định tâm lý, tạo giấc ngủ ngon. Chất lignans trong rong biển giúp cân bằng lượng hóoc-môn estrogen làm giảm những triệu chứng khó chịu thường thấy.
Ăn rong biển mỗi ngày giúp thải độc, ngừa ung thư
Lưu ý
Nên chọn rong biển có ngày sản xuất gần, vì nếu rong biển khô để thời gian quá lâu, lượng dinh dưỡng khoáng chất không còn được giữ lại như ban đầu.
Không đun quá lâu: Khi đun quá lâu, rong biển sẽ dai hoặc nhừ, mất ngon.
Không ngâm nước quá lâu:Các khoáng chất và dưỡng chất dễ thất thoát nếu ngâm rong biển quá lâu trong nước. Khi ngâm rong biển khô trong nước, chỉ nên ngâm từ 5-10 phút cho rong biển nở đều, bóp nhẹ với muối sau đó vớt ra để ráo trên rổ.

Đầu óc minh mẫn, đẩy lùi ung thư nhờ đậu nành


Đậu nành rất giàu chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, chất xơ, chống oxy hóa… giúp giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, cải thiện trí thông minh, ngăn ngừa ung thư…
1. Giảm trầm cảm
Đậu nành chứa folate giúp kích thích sản xuất serotonin – chất hóa học giúp cải thiện tâm trạng và kiểm soát trầm cảm.
Đầu óc minh mẫn, đẩy lùi ung thư nhờ đậu nành
2. Cải thiện trí thông minh, tốt cho người bệnh Alzheimer
Đậu nành chứa lecithin – một chất dinh dưỡng quan trọng thúc đẩy chức năng não. Ngoài ra, vitamin K – chất chống oxy hóa làm giảm tổn thương tế bào, và phytosterol giúp cải thiện chức năng thần kinh, giữ cho bộ não khỏe mạnh, đẩy lùi bệnh Alzheimer.
3. Tăng cường thị lực
Axit béo omega-3 có trong đậu nành hoạt động như chất chống oxy hóa, bảo vệ màng tế bào, thị lực khỏi sự xâm nhập của các tác nhân có hại.
4. Bảo vệ thính lực
Đậu nành giàu khoáng chất như sắt, kẽm… giúp tăng cường cung cấp máu cho đôi tai bằng cách làm mềm và mở rộng các mao mạch, ngăn ngừa sự mất thính lực ở mọi lứa tuổi.
Đầu óc minh mẫn, đẩy lùi ung thư nhờ đậu nành
5. Chống viêm
Các axit béo omega-3 và folate có trong đậu nành có tác dụng chống viêm, chữa lành các đường hô hấp bị viêm. Đậu nành cũng rất tốt cho những người bị viêm khớp hoặc các bệnh viêm nhiễm khác.
6. Điều chỉnh tiêu hóa, hỗ trợ giảm cân
Đậu nành có rất nhiều chất xơ, cải thiện hoạt động của nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Ngoài ra đậu nành có tác dụng hữu hiệu trong giảm cân vì chứa ít calo và nhiều chất béo không bão hòa đơn.
Đầu óc minh mẫn, đẩy lùi ung thư nhờ đậu nành
7. Tốt cho xương và răng
Đậu nành giàu vitamin K, C và D và các khoáng chất như canxi, magiê, kẽm, đồng… rất cần thiết cho sự phát triển khỏe mạnh của xương và răng.
Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi, vitamin K kích thích xương phát triển, ăn đậu nành thường xuyên sẽ giúp giảm nguy cơ bị loãng xương.
8. Giữ cho trái tim khỏe mạnh
Đậu nành làm giảm cholesterol, giảm huyết áp và cải thiện chức năng của các mạch máu, duy trì một trái tim khỏe mạnh. Ngoài ra, protein và axit béo trong đậu nành giúp chức năng cơ trơn, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch, đột quỵ, đau tim…
9. Giảm nguy cơ ung thư
Đậu nành tự nhiên giàu chất chống oxy hóa, chất xơ giúp làm giảm nguy cơ ung thư đại trực tràng. Phytoestrogen trong đậu nành làm giảm nồng độ testosterone ở nam giới, giảm khả năng mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt. Đậu nành cũng giúp ngăn ngừa ung thư vú ở phụ nữ.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2018

Dền gai hoang: Thảo dược tuyệt vời điều trị nhiều loại bệnh


Dền gai là cây mọc hoang, trong Đông y nó được xem như là một thảo dược cực kỳ hiệu quả cho chữa trị nhiều bệnh như sỏi thận, viêm họng, ho có đờm…
Theo y học cổ truyền, dền gai có vị ngọt nhạt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, trừ thấp, thu liễm ngừng tả. Thường dùng trị phù thũng, bệnh về thận, chữa lỵ và làm thuốc điều kinh.
Phần cây trên mặt đất được dùng làm thuốc chữa bỏng, đắp tiêu viêm mụn nhọt. Lá có tính long đờm và được dùng trị ho và các bệnh về đường hô hấp. Hạt dùng để đắp, băng bó chấn thương…
Giá trị dinh dưỡng
Toàn cây có nhiều hoạt chất hóa học rất tốt cho cơ thể như protein, chất xơ, các loại vitamin và chất khoáng như K, B2, B6, B12, sắt, kẽm, canxi, photpho… Lá và ngọn non thường được hái nấu canh, đem lại giá trị dinh dưỡng, giúp bổ máu. Thân cành và rễ thường được băm nhỏ phơi khô sao vàng để sắc uống điều trị một số bệnh.

Lá, thân, hạt của dền gai đều dụng để trị bệnh. (Ảnh: youtube)

Dưới đây là một số bài thuốc từ dền gai để bạn tham khảo:
Chữa sỏi thận
Rễ rau dền gai sao vàng, kim tiền thảo, mã đề, rễ thiên lý, rễ cỏ tranh, đậu đen sao thơm mỗi thứ 12g; vỏ quả bí đao 20g, sắc uống. Uống trong 10 ngày.
Chữa viêm họng, đau họng
Thân, lá cây rau dền gai, lượng vừa đủ, thêm một ít muối hạt, 1–3 lát gừng tươi. Tất cả nhai nát, nuốt nước dần. Ngày nhai, ngậm 1–2 lần đến khi đỡ đau họng.
Tốt cho xương khớp
Đối với các bệnh xương khớp dền gai giúp thanh nhiệt trừ thấp, lợi tiểu, loại bỏ tác nhân gây bệnh ra ngoài qua đường tiểu tiện; giảm sưng, nóng, đỏ, đau các khớp, từ đó rất có hiệu quả trong đợt cấp của các bệnh khớp. Ngoài ra trong dền gai có hàm lượng canxi và các chất khoáng giúp cho quá trình tạo xương chắc khỏe hơn, hạn chế loãng xương và thoái hóa khớp.

Dền gai dùng để trị ho, tiểu đường, xương khớp… (Ảnh: Wikimedia Commons)

Chữa da nổi mẩn ngứa
Dền gai tươi, rau sam tươi, lá hẹ tươi (hoặc lá bạc hà tươi) các vị đều bằng nhau. Giã nát đắp vào chỗ da nổi mẩn, mỗi ngày 2–3 lần.
Trật đả, ứ huyết
Dùng cành lá hay toàn cây nấu nước uống, mỗi ngày 10- 15g uống thay nước trà.
Ho có đờm
Thân, lá cây rau dền gai 50–100g, giã nát, vắt lấy nước uống. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá bồng bồng 20g, kim ngân hoa 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2–3 lần. Hoặc dùng thân, lá cây rau dền gai 50g, lá húng chanh 16g, vỏ rễ dâu tằm 16g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày một thang, chia 2–3 lần. Dùng 5–7 ngày.
Chi Mai
Chuyên mục Sức khỏe, thời báo Đại Kỷ Nguyên nỗ lực mang đến cho bạn đọc những thông tin chính xác và bổ ích nhất. Tuy nhiên khoa học về thân thể người thật rộng lớn và còn nhiều điều y học chưa nhận thức đến được, do đó, các bài viết tại đây chỉ mang tính chất tham khảo. Mọi việc chẩn đoán, điều trị bệnh hay các tình trạng sức khỏe và làm đẹp cần phải có ý kiến các chuyên gia y tế được cấp phép.

‘Đánh bay’ ngạt mũi, ho có đờm chỉ bằng một củ hành tây


Theo Đông y, hành tây có vị cay, tính ấm chữa các chứng cảm cúm, sổ mũi, nhức đầu, bụng đầy chậm tiêu, nhiễm khuẩn đường ruột, tiểu tiện bất lợi, phong thấp nhức mỏi…
Trong 100g hành tây có 88g nước, 1,8g protid, 8,3g glucid, 0,1g chất xơ, 0,8g chất tro và 38mg calci, 58mg phosphor, 0,8mg sắt, 0,03mg caroten, 0,03mg B1, 0,04mg B2, 0,02mg PP và 10mg C… đều là dưỡng chất rất cần thiết với sức khỏe.

“Đánh bay” ngạt mũi, ho có đờm chỉ bằng một củ hành tây
Ảnh minh họa.

Dưới đây là một số tác dụng của hành tây:
Giải cảm: Khi đã mắc các chứng cảm, nhất là cảm gió, cảm sốt có kèm hắt hơi, sổ mũi hành tây chính là phương thuốc hiệu quả nhất.
Hành tây 1 củ to xắt nhỏ luộc qua ép lấy nước uống. Hoặc bạn có thể nấu canh giúp làm ra mồ hôi và giảm sốt. Nếu bị tắc mũi chỉ cần lấy vài giọt ép hành tây nhỏ vào sẽ mau chóng thông thoáng.
Chống đông máu: Chỉ cần mỗi ngày ăn nửa củ hành thôi là bạn đã có thể tự giảm đáng kể lượng cholesterone cho mình và giúp bản thân ngăn ngừa những cơn đau tim.
Giúp cho trái tim khoẻ mạnh: Một trong những lợi ích hàng đầu của hành tây đó là hỗ trợ tim mạch. Hơn nữa sử dụng hành tây bạn có thể giúp cho máu của mình lưu thông, tránh hình thành các cục máu đông.

“Đánh bay” ngạt mũi, ho có đờm chỉ bằng một củ hành tây
“Đánh bay” ngạt mũi, ho có đờm chỉ bằng một củ hành tây

Chống viêm: Các chất chống viêm trong hành rất có ích trong việc giảm các triệu chứng của tình trạng viêm, đặc biệt là viêm khớp và bệnh gút.
Ngăn ngừa ung thư: Ung thư được ngăn ngừa bằng quercetin, tác nhân chống ung thư được tìm thấy trong củ hành. Các nhà nghiên cứu khoa học đã nói rằng sử dụng hành tây giúp bạn làm giảm nguy cơ của nhiều loại ung thư.
Miễn dịch: Hành tây giúp bạn tăng cường sức mạnh của hệ thống miễn dịch. Chúng có thể làm giảm các phản ứng dị ứng gây ra cho cơ thể bạn.
Điều chỉnh đường huyết: Crom và lưu huỳnh có trong hành tây giúp bạn điều hoà, làm giảm lượng đường trong máu.
Chữa bệnh gút: hành tây 100g thái nhỏ trộn 1 quả trứng gà, thêm gia vị chiên ăn tuần vài lần.
Chữa phong thấp nhức mỏi: hành tây 100g, ớt cà 50g, cà rốt 50g thịt ba chỉ 50g xào ăn.
Chữa gan nhiễm mỡ, mập phì: hành tây 100g, ớt chuông 20g, thịt hến 50g, rau răm, tỏi, gia vị vừa đủ xào ăn.
Chữa suy nhược thiếu máu chóng mặt: hành tây 100g, ớt ngọt 40g, hành hoa 10g, gan heo 50g xào ăn.
Lưu ý:Phụ nữ cho con bú không nên dùng hành nhiều gây ảnh hưởng hệ tiêu hóa của con.

Phụ nữ mang thai, người huyết áp thấp không nên ăn hành tây


Hành tây từ lâu đã được ví như một loại thuốc quý mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe, bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, người bị đau mắt đỏ, phụ nữ có thai, huyết áp thấp… nên tránh ăn để không hại sức khỏe.
Hành tây không chỉ được xem là một loại gia vị giàu vitamin, a-xít folic, kalium và selenium… mà còn là liều thuốc tự nhiên tuyệt vời giúp chữa nhiều bệnh như ho, cảm lạnh, cao huyết áp, ung thư… Tuy nhiên, không phải ai cũng nên ăn loại thực phẩm này.
Phụ nữ mang thai, người huyết áp thấp không nên ăn hành tây
Dưới đây là những nhóm người không nên ăn hành tây.
1. Người bị đau mắt đỏ
Theo đông y, đau mắt đỏ do can phong nhiệt, vì vậy người bệnh nên kiêng các gia vị cay, nóng như hành tây, ớt, tiêu, mù tạt… để tránh gây cảm giác nóng cho mắt hoặc tình trạng đỏ hơn.
2. Người huyết áp thấp
Hành tây có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp, do đó những người bị huyết áp thấp không nên ăn.
3. Người bị đau dạ dày
Hành tây có thể gây đầy hơi, chướng bụng và có chứa một số độc khí. Vì vậy, những người có bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hành tây.
4. Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc sung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều.
Phụ nữ mang thai, người huyết áp thấp không nên ăn hành tây
Bên cạnh đó, hành tây còn “xung khắc” với những thực phẩm sau đây.
– Mật ong: Các chuyên gia y tế cho biết, axit hữu cơ, enzyme trong mật ong gặp axit amin chứa lưu huỳnh trong hành tây, sẽ sản sinh chất độc, gây tổn hại cho mắt, thậm chí mù lòa.
– Rong biển: Rong biển có chứa nhiều i-ốt và can-xi. Trong khi đó, hành tây lại giàu axit oxalic. Ăn rong biển cùng hành tây sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi trong cơ thể.
– Cá: Cá giàu protein kết hợp cùng hành tây sẽ khiến cho axit oxalic bị phân giải. Protein trong cá kết tủa và lắng đọng xuống dạ dày, làm giảm giá trị dinh dưỡng và dẫn tới khó tiêu.
– Tôm: Hành tây kết hợp với tôm sẽ hình thành canxi oxalate, làm tăng nguy cơ hình thành sỏi canxi-oxalate.

Thứ Bảy, 28 tháng 7, 2018

Trị chứng phù nề chân tay hiệu quả nhờ 7 thực phẩm trong gian bếp


Phù nề (tích nước) làm người bệnh gặp khó khăn trong đi lại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Để phòng ngừa và điều trị tình trạng này, mọi người nên bổ sung vào thực đơn những loại thực phẩm như dưa chuột, gừng, trà xanh…
Phù nề là tình trạng nước dư thừa tích tụ giữa các mô dưới da, có thể ảnh hưởng đến bất kỳ bộ phận nào của cơ thể, nhưng thường thấy ở bàn chân, bàn tay, cánh tay, mắt cá chân.
Tình trạng phù nề xuất hiện còn là dấu hiệu cảnh báo cơ thể mắc các bệnh về thận, tim, gan hoặc có vấn đề với các mạch máu… Phụ nữ trong thời gian mang thai hoặc trước chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể bị phù nề.
Dưới đây là những loại thực phẩm chống phù nề hiệu quả:
1. Dưa chuột
Dưa chuột có hàm lượng nước và các chất dinh dưỡng giúp tiêu diệt acid uric trong thận. Hơn nữa, acid caffeic có trong dưa chuột giúp loại bỏ khả năng giữ nước.
2. Bột nghệ vàng
Bột nghệ có chứa thành phần curcumin, đây là chất chống oxy hóa trong tự nhiên. Nó được sử dụng để điều trị dị ứng bao gồm cả phù nề và viêm.
3. Dưa hấu
Dưa hấu có tới 92 % là nước, cùng nhiều khoáng chất và vitamin có tác dụng lợi tiểu. Ăn dưa hấu thường xuyên giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể, hỗ trợ lưu thông máu, giảm tắc nghẽn cơ và tĩnh mạch, chống phù nề.
Trị chứng phù nề chân tay hiệu quả nhờ 7 thực phẩm trong gian bếp
4. Gừng
Gừng được sử dụng để làm giảm sưng do viêm. Uống trà gừng hằng ngày là cách hiệu quả giúp giảm chứng phù nề.
Trị chứng phù nề chân tay hiệu quả nhờ 7 thực phẩm trong gian bếp
5. Dứa
Dứa chứa bromelain – một chất có tác dụng hiệu quả trong việc giảm chứng sưng viêm và phù nề.
Trị chứng phù nề chân tay hiệu quả nhờ 7 thực phẩm trong gian bếp
6. Cà rốt
Cà rốt rất giàu chất chống oxy hóa và vitamin giúp thải độc trong cơ thể. Ngoài ra, nhờ hàm lượng kali dồi dào, cà rốt giúp duy trì lượng cholesterol và lượng đường trong máu.
Trị chứng phù nề chân tay hiệu quả nhờ 7 thực phẩm trong gian bếp
7. Các loại hạt
Các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân… giàu canxi, chất xơ và vitamin E. Những chất dinh dưỡng này rất cần thiết để giảm bớt tình trạng sưng viêm và phù nề. Nó cũng chứa nhiều axit béo omega-3 có tác dụng trong việc chữa bệnh phù nề.

Quả nhãn giàu dinh dưỡng, nhưng 5 nhóm người này không nên ăn


Phụ nữ mang thai, người bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ hay cao huyết áp… là những người được các chuyên gia cảnh báo không nên ăn nhãn, dễ khiến bệnh trở nặng.
Nhãn rất giàu giá trị dinh dưỡng như protein, chất béo, đường thiên nhiên, các loại vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, kali, photpho, magie, sắt, axit hữu cơ, chất xơ… tốt cho cơ thể
Hơn nữa, trong quả nhãn chứa hợp chất có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, tăng cường sức đề kháng. Bên cạnh đó, nhãn cũng giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt, ngăn ngừa bệnh thiếu máu hay bệnh ở tuyến tụy.
Ngoài ra, ăn nhãn còn có thể phòng ngừa và trị bệnh đau dạ dày hiệu quả.
Tuy quả nhãn bổ dưỡng, nhưng những nhóm người dưới đây không nên ăn nhiều, gây ảnh hưởng tới sức khỏe:
Phụ nữ mang thai
Phụ nữ mang thai thường nóng trong và có các hiện tượng như táo bón, rêu lưỡi khô và vàng, miệng đắng, họng rát… Ăn nhãn sẽ gây nóng trong, chảy máu, đau bụng, thậm chí gây động thai, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe thai nhi và bà mẹ.
Các chuyên gia cảnh báo, phụ nữ có thai thời kỳ đầu đến 7-8 tháng, càng phải kiêng ăn nhãn.
Tuy nhiên, nhãn lại rất tốt cho sản phụ sau sinh khi xuất hiện các triệu chứng váng đầu, chóng mặt hoa mắt, vã mồ hôi…
Quả nhãn giàu dinh dưỡng, nhưng 5 nhóm người này không nên ăn
Người bị nóng trong
Theo Đông y, nhãn có vị ngọt, tính ấm nên thường gây nóng trong, dẫn đến nổi mụn. Do đó, những người hay nóng trong, da có mụn, mẩn ngứa… nên hạn chế ăn nhãn.
Người bị tiểu đường, gan nhiễm mỡ
Nhãn là trái cây có hàm lượng đường cao, không tốt cho người tiểu đường, ga nhiễm mỡ.
Ăn nhiều nhãn khiến lượng đường trong máu tăng đột ngột, gây nguy hiểm sức khỏe. Theo các nhà khoa học, khoảng 300 g quả nhãn cung cấp lượng đường tương đương với 1 bát cơm.
Quả nhãn giàu dinh dưỡng, nhưng 5 nhóm người này không nên ăn
Người bị cao huyết áp
Các chuyên gia ở viện Y dược học dân tộc khuyến cáo, người mắc bệnh tăng huyết áp nên kiêng hoặc hạn chế ăn trái cây ngọt như xoài, mít, nhãn… để tránh tình trạng nóng trong, gây áp lực lên tim mạch, làm tăng huyết áp.
Người đang giảm cân
Ăn nhãn thường xuyên sẽ cung cấp một lượng đường lớn cho cơ thể, gây tăng cân. Do đó, nếu muốn giảm cân, bạn không nên ăn nhãn, thay vào đó là củ đậu, cà chua, dưa chuột…
Lưu ý
– Chỉ nên ăn 200-300 g nhãn mỗi ngày, để tránh bị nóng trong, dẫn tới nổi mề đay, rôm sảy.
– Nên ăn hết nhãn trong ngày để đảm bảo quả luôn được tươi ngon.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2018

20 món cháo ĂN DẶM giàu chất dinh dưỡng giúp bé còi mấy cũng có thể tăng cân vù vù

Ăn dặm là một trong những giai đoạn quan trọng của trẻ. Theo các chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bắt đầu cho trẻ ăn dặm là khi bé lên 6 tháng tuổi. Bởi khi đó đa số trẻ bắt đầu mọc răng, biết sử dụng lưỡi để di chuyển thức ăn trong miệng và có khả năng cử động hàm để nhai.

Giai đoạn ăn dặm không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và trí não của trẻ mà có tác động đến khẩu vị và thói quen ăn uống của bé sau này. Tuy nhiên, không ít bậc cha mẹ lúng túng trong cách lựa chọn món ăn dinh dưỡng cho trẻ.
Vậy, dưới đây sẽ là một số gợi ý về các món cháo ăn dặm cho bé mẹ có thể tham khảo:

1. Cháo móng giò, hạt sen

– Mòng giò làm sạch
– Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, ngâm nước sôi 3-4 tiếng
– Hành hoa thái nhỏ

Cách làm: Cho gạo, chân giò, hạt sen vào nồi áp suất nấu đến khi chân giò và hạt sen nhừ là được. Thịt chân giò băm nhỏ rồi xào lên với hành, sau đó cho vào cháo nấu sôi lại là xong.

2. Cháo gà, cà rốt

– Gà thái nhỏ
– Cà rốt thái nhỏ
– Hành tây băm nhỏ.

Cách nấu: Cho dầu vào nồi, dầu nóng già thì cho hành tây vào xào, tiếp theo cho gà vào xào rồi đến cà rốt. Hỗn hợp chín thì cho cháo vào, nấu sôi đến khi cà rốt chín nhừ là xong.

3. Cháo gà, hạt sen

– Gà băm nhỏ
– Bí đỏ băm
– Hạt sen bóc vỏ, bỏ tâm, rửa sạch rồi ngâm với nước sôi 3-4 tiếng hoặc ngâm qua đêm cũng được, đến khi nấu cho nhanh nhừ.

Cách làm: nấu hạt sen và cháo cho nhừ. Cho dầu oliu vào nồi, đợi nóng giá thì phi hành lên sau đó cho gà vào xào chín. Tiếp đó cho bí đỏ vào rồi cho cháo và hạt sen đã nấu vào. Nấu sôi đến khi bí đỏ nhừ là xong.

4. Cháo chim câu, đỗ Hà Lan và ngô ngọt

– Chim câu làm sạch luộc chín cùng đỗ Hà Lan và ngô ngọt. Gỡ lấy phần thịt chim rồi băm nhỏ, đỗ Hà Lan và ngô ngọt đem xay nhỏ.

– Lấy nước luộc chim câu và củ quả đem nấu với cháo trắng, cháo chín cho thịt chim vào nấu cùng sau đó cho đỗ Hà Lan và ngô ngọt đã xay vào nấu cùng cháo cho đến khi cháo sôi lục bục trở lại khoảng 2-3 phút thì tắt bếp.
– Cho thêm 1-2 thìa cà phê dầu ăn hoặc mỡ nước vào quấy đều với cháo.
– Đổ cháo vào đĩa hoặc bát rồi bắt đầu cho bé thưởng thức.

5. Cháo trứng cho bé ăn dặm

– Hoà bột với nước lã quấy đều cho tan bột cho lên bếp đun vừa lửa, quấy đều tay.
– Để bột sôi trong 5 – 7 phút cho chín, cho tiếp lòng đỏ trứng gà vào bát có rau đã giã nhỏ

– Đánh thật nhuyễn trứng và lá rau, sau đó đổ vào nồi bột đang sôi, vừa đổ vừa quấy đều tay để trứng không bị vón.
– Bột sôi trở lại, cho 1 thìa dầu ăn nhắc xuống đổ bột ra bát, khi bột nguội ấm, xúc cho trẻ ăn

6. Cháo thịt lợn, khoai lang, cà rốt

– Cho cà rốt và khoai lang thái hạt lưu vào hấp chín.

– Luộc thịt rồi lấy phần nước xuýt để nấu cháo trước khi đổ các nguyên liệu đã chuẩn bị vào.
– Nêm nếm thêm cho phù hợp với khẩu vị của bé.

7. Súp khoai tây phomai

Với 1 củ khoai tây nhỏ, 50g thịt lợn hoặc gà, 200ml và 1-2 viên phomai là mẹ có thể chế biến được một món súp tuyệt ngon cho bé ăn dặm.

– Khoai tây hấp chín, dầm nhuyễn.
– Thịt lợn thái nhỏ, băm sơ rồi cho vào xay nhuyễn cùng với nước dùng, đun sôi rồi cho khoai tây vào, đun sôi lại, trước khi bắc ra thì cho phomai vào, ngoáy đều cho tan.
– Lấy ra bát rồi cho trẻ ăn từng ít một

Ngoài ra, các mẹ có thể tham khảo một số thực đơn ăn dặm khác như:

Thứ Bảy, 21 tháng 7, 2018

Vừa rẻ vừa ngon, nhưng ít ai biết được đu đủ lại tốt cho sức khỏe đến vậy

Mùa nóng này chỉ cần tuần ăn vài ly sinh tố đu đủ là đã giảm được rất nhiều rủi ro về bệnh tật rồi.
Đu đủ chứa hàm lượng chất dinh dưỡng cao, giàu khoáng chất và vitamin như photpho, đồng, kali, sắt, canxi. Bên cạnh đó, đu đủ cũng giàu chất xơ, chất chống oxi hóa. Lượng đường trong đu đủ chín cũng rất dễ hấp thụ, cung cấp năng lượng cho cơ thể nhưng lại chứa lượng calo rất thấp, không lo bị béo.
 vua re vua ngon, nhung it ai biet duoc du du lai tot cho suc khoe den vay hinh anh 1
1.Cải thiện khả năng tiêu hóa
Lượng chất xơ cao giúp cho việc tiêu hóa trở nên dễ dàng hơn, ngăn ngừa chứng táo bón. Mỗi ngày chỉ cần ăn 1 miếng đu đủ cũng đã có thể thanh lọc được hệ tiêu hóa.
2.Giảm viêm
Với những enzym như papain và chympopapain có trong đu đủ, nó có tác dụng chống viêm, giảm khả năng bị các bệnh mãn tính.
3.Cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng
 vua re vua ngon, nhung it ai biet duoc du du lai tot cho suc khoe den vay hinh anh 2
Đu đủ có một lượng lớn vitamin A, E, C, B và các khoáng chất như kali, đồng... Những chất này kết hợp, hỗ trợ nhau trong việc tái tạo tế bào. Đu đủ chứa vitamin A rất lớn, có tác dụng tăng cường thị giác, ngăn chặn các bệnh đục nhân mắt.
4.Tăng cường hệ miễn dịch
Vitamin A và C giúp tăng cường khả năng miễn dịch, ngăn chặn sự phát triển của các bệnh lây nhiễm như cúm, ho hay nhiễm trùng hô hấp.
5.Ngăn chặn bệnh tim
Lượng chất xơ, kali, vitamin dồi dào có trong đu đủ giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch.
6.Ngăn ngừa sự tích tụ máu
 vua re vua ngon, nhung it ai biet duoc du du lai tot cho suc khoe den vay hinh anh 3
Những tụ máu trong cơ thể có thể làm chậm lại quá trình tuần hoàn máu, làm tắc động mạch chính. Nó có thể dẫn đến các trường hợp nguy hiểm như đau tim hoặc đột quỵ. Đu đủ chứa protein fibrin giúp giảm sự tích tụ, tăng khả năng lưu thông máu.
7.Tốt cho da
Vitamin E trong đu đủ giúp loại bỏ các tế bào bị tổn thương. Vitamin C và E sẽ tăng cường sự sản xuất collagen khiến da mặt trông mịn hơn. Đu đủ chứa một lượng dầu cần thiết để giữ độ ẩm cho da, giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến da như vẩy nến.
8. Làm thế nào để ăn đu đủ
Khi mua đu đủ nên lựa những quả vỏ màu cam đỏ, mềm. Có rất nhiều cách chế biến như là salad, nhưng phổ biến nhất vẫn là sinh tố.
 vua re vua ngon, nhung it ai biet duoc du du lai tot cho suc khoe den vay hinh anh 4
- Sinh tố đu đủ, chanh, đá bào.
- Salad đu đủ với xoài và tiêu đỏ.
- Sinh tố đu đủ, chuối, sữa chua.