Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2018

Siêu thực phẩm nên ăn hàng ngày để tăng cường hệ miễn dịch

Cơ thể con người luôn phải chống lại các vi khuẩn, virus tấn công hàng ngày hàng giờ. Trong khi đó, hệ miễn dịch có thể bị suy yếu vì stress, thiếu dưỡng chất, bệnh tật… Tuy nhiên có những loại thực phẩm có công dụng tuyệt vời giúp bạn tăng cường sức đề kháng.
ảnh 1
Sữa chua
Probiotics tìm thấy trong sữa chua là những vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Một nghiên cứu từ Đại học Vienna ở Áo phát hiện ra rằng ăn một cốc sữa chua hàng ngày cũng hiệu quả trong việc thúc đẩy khả năng miễn dịch của cơ thể. 
Yến mạch và lúa mạch
Thực phẩm này chứa beta-glucan, một loại chất xơ có khả năng kháng khuẩn và chống oxy hóa mạnh. Qua thử nghiệm trên động vật, các nhà khoa học phát hiện ra, khi động vật ăn hợp chất này, chúng ít có khả năng mắc bệnh cúm, herpes, thậm chí là bệnh than; ở người, nó làm tăng khả năng miễn dịch, tăng tốc độ lành vết thương.
Tỏi
Tỏi có chứa allicin hoạt chất, chống lại nhiễm trùng và vi khuẩn. Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học Anh đã cho 146 người sử dụng giả dược hoặc chiết xuất tỏi trong 12 tuần. Kết quả cho thấy, những người sử dụng chiết xuất tỏi giảm 2/3 nguy cơ bị cảm lạnh. Một nghiên cứu khác cho thấy những người ăn hơn 6 tép một tuần có tỉ lệ ung thư đại trực tràng thấp hơn 30% và tỷ lệ ung thư dạ dày thấp hơn 50%.
Động vật có vỏ
Selenium - một chất có trong các loài giáp xác như hàu, tôm hùm, cua, và ngao - giúp các tế bào bạch cầu sản sinh ra các cytokine, các   protein giúp loại bỏ virus cúm ra khỏi cơ thể. 
Trà
Trà đen và trà xanh có chứa nhiều L-theanine, một chất sẽ giúp chống lại các vi khuẩn, virus gây hại, bảo vệ sức khỏe, lại tốt cho răng miệng.
Thịt bò
Thiếu kẽm là một trong những thiếu hụt dinh dưỡng phổ biến nhất, đặc biệt là đối với người ăn chay. Thiếu kẽm cũng có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Kẽm cần thiết cho sự phát triển của các tế bào bạch cầu, các tế bào hệ thống miễn dịch và tiêu diệt vi khuẩn, virus xâm nhập.
Khoai lang
Da chiếm diện tích lớn trên cơ thể, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ bên ngoài. Do đó bạn cần vitamin A để tăng cường khả năng bảo vệ của da. Khoai lang là một trong những món ăn cung cấp dồi dào vitamin A. Ngoài ra, cà rốt, bí đỏ, dưa đỏ cũng có những giá trị dinh dưỡng tương đương.
Trứng
Vitamin D không chỉ quan trọng đối với xương, giúp hấp thụ canxi mà cũng rất cần thiết cho một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Trong thực tế, thiếu hụt vitamin D có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp trên và thậm chí rối loạn miễn dịch như bệnh đa xơ cứng, tiểu đường tuýp 1 và bệnh Crohn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng các tế bào miễn dịch có các thụ thể vitamin D điều chỉnh các cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể.
Nấm
Các nghiên cứu cho thấy nấm làm tăng sản xuất và hoạt động của các tế bào bạch cầu, có tác dụng chống nhiễm trùng. Nấm cũng là nguồn giàu vitamin D tự nhiên.
Cá béo
Cá hồi, cá thu và cá trích rất giàu axit béo omega-3, làm giảm viêm bảo vệ cơ thể khỏi cảm lạnh và nhiễm trùng đường hô hấp. Một nghiên cứu trên động vật cũng phát hiện ra rằng chất dinh dưỡng trong cá béo có thể giúp ngăn chặn các chủng cúm khác nhau. 

Công dụng chữa bệnh từ cây na có sẵn vườn nhà

Quả na, lá na, rễ na... là thành phần trong một số bài thuốc chữa bệnh quen thuộc, an toàn ít tác dụng phụ.
Trong quả na có chứa có 72% glucose, 1,73% tinh bột, 2,7% protid và vitamin C, 0,08% tinh dầu. Hạt chứa 40% tinh dầu, trong đó các axít béo chiếm tỷ lệ lớn. Vỏ và rễ na chứa axít hydrocyanic.
Theo Đông y, na chín rất tốt cho người mới ốm dậy, người cao tuổi và phụ nữ sau khi sinh. Ngoài ra, na còn có công dụng trị mụn nhọt, viêm họng và ho...
Không chỉ có vậy, trong dân gian, na còn được dùng để diệt côn trùng, trừ chấy rận. Rễ và vỏ cây dùng để tẩy giun và lá na dùng trị sốt rét lâu ngày, bong gân…
Chữa ho, viêm họng
Để chữa ho và viêm họng, người ta dùng 50g quả na điếc, sinh địa 50g, rễ xạ can 30g, nhân hạt gấc 20g, lá bạc hà 50g, cam thảo dây 25g, lá chanh 25g, lá táo 25g.
Tất cả nguyên liệu trên đem phơi khô, giã nhỏ, tán bột, rây mịn, rồi trộn với 150g đường kính nấu thành sirô để làm viên, mỗi viên 0,5g. Người lớn ngày sử dụng 6 - 8 viên, chia làm 2 lần, liên tục trong từ 3 - 5 ngày sẽ đỡ được bệnh viêm họng và ho.
Cong dung chua benh tu cay na co san vuon nha hinh anh 1
 Na được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh.
Trừ chấy, rận
Để loại bớt chấy rận ra khỏi tóc và cơ thể bạn có thể dùng hạt na. Theo dân gian bạn hãy lấy hạt na giã nhỏ trộn với rượu hoặc giấm để vò đầu, xát vào chân tóc, sau đó bịt khăn lại, ủ tóc trong 15 phút rồi gội đầu để trừ chấy. Hoặc lấy hạt na giã nhỏ, chắt lấy nước ngâm quần áo để diệt rận.
Lưu ý: Trong quá trình gội đầu, người dùng không nên để nước có chứa hạt na bắn vào mắt.
Tẩy giun
Thời xưa, để tẩy giun, ông bà ta thường dùng 30-50g rễ na thái nhỏ, rửa sạch, sao qua và sắc với 300ml. Nước này sắc cạn lấy 100ml nước đặc bà uống vào buổi sáng hoặc tối trước khi đi ngủ có thể diệt giun, sán ký sinh trong cơ thể.
Trị mụn nhọt sưng tấy
Khi có mụn nhọt, sưng tấy, bạn có thể lấy một lượng lá na vừa đủ, cùng với lá bồ công anh, giã nát đắp lên vùng có mụn nhọt liên tục trong nhiều ngày (mỗi ngày 3 lần). Hỗn hợp lá na, bồ công anh giúp hút mụn, mụn khô đầu, giảm viêm sưng.
Chữa bong gân
Khi bạn bị ngã, trẹo chân dẫn tới bong gân, bạn có thể dùng 20g lá na, quả đu đủ xanh 10g, vôi tôi 5g, muối ăn 5g, tất cả đem giã nát, hơ nóng, đắp vào vùng tổn thương liên tục trong nhiều ngày sẽ khỏi (mỗi ngày đắp một lần).

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, chưa được khoa học kiểm chứng.

Công dụng kỳ diệu của trái Nhàu

Cây nhàu thường có nhiều ở các tỉnh phía Nam, có hai loại nhàu vườn và nhàu núi. Nhàu cũng là cây được người dân sử dụng làm rau làm thuốc.
Công dụng kỳ diệu của trái nhàu - Ảnh 0
Lá nhàu có tính bổ dưỡng thường được nấu canh kho cá, om lươn, hấp cá, gói thịt… Quả, rễ nhàu thường được sử dụng phơi khô, sắc uống, quả ăn tươi chấm muối, ngâm rượu…
Theo dược tính hiện đại, trong quả nhàu có tới 29 loại a xít hữu cơ, tinh dầu và nhiều loại a xít amin, caroten, vitamin C, sắt, Mg, Ca, K, Na đều là dưỡng chất có lợi cho sức khỏe.
Theo y học dân gian, quả nhàu vị hăng nồng, tính mát, trị nhức mỏi xương khớp, dùng dưới dạng quả chín phơi khô ngâm rượu hoặc sắc uống… Rễ nhàu vị hơi đắng, tính ấm nhưng đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh, giảm đau, nhuận tràng, an thần, trừ phong thấp, trợ tiêu hóa, trị tăng huyết áp, chóng mặt, mất ngủ, đau lưng nhức mỏi chân tay, dùng dưới dạng đào rễ thái lát phơi khô mỗi lần 20g hoặc hơn sắc ngâm rượu hoặc phối hợp vị thuốc khác ngâm rượu uống.
Rễ nhàu đã được GS Ikeda thuộc Trung tâm nghiên cứu vệ sinh quốc gia Nhật Bản thí nghiệm trên vật nuôi và nhận thấy rễ nhàu có tác dụng: nhuận trường và lợi tiểu nhẹ, làm êm dịu thần kinh, hạ huyết áp kéo dài, rất ít độc và không gây nghiện.
Nhiều nhà nghiên cứu còn tìm ra nhàu có nhiều chất bổ dưỡng, giảm đau trợ tiêu hóa, hạ huyết áp, chế thực phẩm chức năng. Có thể nói nhàu là vị thuốc thông được huyết mạch, chữa chứng nhức mỏi, tê tay chân, đau đầu chóng mặt, thiếu máu não, thiếu máu cơ tim.
Chữa đau lưng nhức mỏi cơ khớp: Quả nhàu gần chín thái lát phơi khô sắc uống hoặc ngâm rượu uống ngày 15 – 20g.
Chữa táo bón: Quả nhàu chín chấm muối ăn ngày 1 – 2 quả.
Chữa tăng huyết áp, nhức mỏi, chóng mặt, mất ngủ: Rễ nhàu thái lát phơi khô sắc uống ngày 20 – 30g hoặc phối hợp với ngưu tất, hoa hòe, sinh địa mỗi vị 12 – 16g.
Chữa nhức mỏi: rễ nhàu 200g thái lát ngâm 1 lít rượu ngon, ngày uống 1 – 2 ly nhỏ.
Chữa đau đầu chóng mặt, mất ngủ (do huyết ứ): rễ nhàu 50g, ngưu tất 20g, thảo quyết minh 15g sắc uống.
Quả nhàu vị mát, rễ có vị ấm hơn đều có tác dụng hoạt huyết thông kinh do vậy những trường hợp đau nhức do huyết ứ, đau đầu chóng mặt mất ngủ do máu lên não kém đều có thể sử dụng. Tuy nhiên, nhàu không thể thay thế được vị thuốc có tác dụng bổ khí hoặc bổ huyết của y học cổ truyền.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2018

Những loại mặt nạ tự chế giúp tạm biệt mụn và mang đến làn da tươi trẻ, khỏe mạnh


Tất cả chúng ta đều muốn có một làn da khỏe mạnh và tươi trẻ. Nhưng mụn và những vấn đề về da đã khiến nhiều người trở nên mất tự tin, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và công việc. Nhiều người ưu tiên sử dụng những sản phẩm chăm sóc da có mặt trên thị trường. Nhưng thực chất, có những cách làm đẹp da hết sức đơn giản và rẻ tiền. Các nguyên liệu thiên nhiên quen thuộc sẽ giúp làn da bạn căng mịn, sạch mụn như đi dưỡng ở spa.
Hãy điểm qua những loại mặt nạ tự chế này nhé:
1. Mặt nạ yến mạch, dầu dừa
Dầu dừa có tính chất kháng khuẩn mạnh, làm vô hiệu hóa vi khuẩn gây bít lỗ chân lông, kết hợp với bột yến mạch có tác dụng cân bằng độ PH của da. Trộn đều 3 muỗng canh yến mạch, 1 muỗng canh dầu dừa cùng với  cốc nước ấm. Đắp hỗn hợp lên da mặt trong 15 phút. Nên mát xa nhẹ da mặt để mặt nạ thấm đều và cuốn trôi những lớp tế bào chết. Bạn sẽ có một làn da tươi mới và sạch sẽ ngay tức khắc.
Sản phẩm tự nhiên tốt cho da mặt. (Ảnh: Pinterest)
2. Mặt nạ bơ và vitamin E
Khả năng phục hồi da của vitamin E kết hợp với bơ sẽ tạo ra một loại mặt nạ dưỡng da tuyệt vời. Nghiền bơ trong chén và thêm một muỗng canh vitamin E. Đắp hỗn hợp lên mặt trong 15 phút rồi rửa sạch.
3. Mặt nạ nha đam và cà chua
Hỗn hợp nha đam và cà chua sẽ giúp bạn làm sạch, sáng da và trị mụn. Trộn 2 muỗng canh nước cà chua với 1 muỗng canh nước nha đam, đắp lên da mặt trong vòng 15 phút. Sau đó rửa mặt bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch. Bạn sẽ có một làn da sáng sủa hơn trông thấy.
4. Trứng và đu đủ
Loại mặt nạ này có chứa vitamin A và C có khả năng trị mụn. Hỗn hợp gồm 1 quả trứng, nửa cốc đu đủ chín và một muỗng mật ong. Đắp trong vòng 15 phút, sau đó rửa sạch bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch. Bạn sẽ cảm nhận được một làn da mềm mại và sáng sủa. Các lỗ chân lông được se nhỏ nhờ các hợp chất có trong hỗn hợp.
Học chế biến mặt nạ tự nhiên để sở hữu làn da đẹp. (Ảnh: MSN)
5. Mặt nạ sữa chua Kefir và mật ong
Kefir là một loại sữa chua có tính kháng khuẩn cao gấp 40 lần so với các loại sữa chua thông thường. Nó chứa nhiều lợi khuẩn và acid lactic, giúp bạn chống lại mụn trứng cá và những mẩn đỏ. Khi kết hợp với mật ong, chúng ta sẽ có được một hỗn hợp tiêu diệt và phòng ngừa mụn cực tốt. Trộn  cốc Kefir với một muỗng canh mật ong. Đắp lên da mặt trong vòng 15 phút, rửa sạch và cảm nhận sự thay đổi trên gương mặt.
6. Baking soda và dầu dừa
Loại mặt nạ đơn giản này sẽ rất hiệu quả nếu bạn thường sử. Trộn đều dầu dừa và baking soda sao cho chúng tạo thành một hỗn hợp nhão mịn. Chờ 15 phút và rửa sạch. Da của bạn sẽ trở nên mềm mại, trẻ trung hơn.
Mụn và những vấn đề về da sẽ mang đến nhiều phiền toái cho chúng ta. Thực hiện một vài bước đơn giản như trên sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích. Nên đắp mặt nạ khoảng 2 lần/ tuần, đắp nhiều quá sẽ khiến da dễ bị khô da. Cùng với đó, bạn nên ăn những thực phẩm tốt như rau xanh, sữa chua, trái cây điều đó sẽ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh và sạch mụn.
Chúc bạn chăm chỉ hơn để có làn da đẹp nhé. (Ảnh: Fotofila)

Thực phẩm tốt cho người tăng huyết áp


Đối với người bệnh tăng huyết áp, ngoài việc uống thuốc giúp huyết áp ổn định, thì việc lựa chọn và duy trì một chế độ ăn khôn ngoan và thích hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Tuy nhiên, nhiều người bệnh thường tỏ ra lúng túng khi chọn dùng đồ ăn hàng ngày để có được một chế độ dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy bệnh nhân tăng huyết áp nên ăn gì?
Rau muống
Hàm lượng canxi khá cao trong rau muống rất có lợi cho việc duy trì áp lực thẩm thấu của thành mạch và giữ cho huyết áp ở giới hạn bình thường. Rau muống đặc biệt có ích với những người tăng huyết áp có triệu chứng đau, nặng đầu.
Cần tây
Có tác dụng làm giãn mạch, lợi tiểu và nhờ đó làm giảm huyết áp. Nên dùng loại càng tươi càng tốt, rửa thật sạch, giã nát rồi ép lấy nước (nếu có máy ép thì càng tốt). Chế thêm một chút mật ong, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 40ml.
Ảnh: youtube.com
Cải cúc
Là loại rau thông dụng, có hương thơm đặc biệt, chứa nhiều acid amin và tinh dầu, có tác dụng giúp làm thanh nhẹ đầu óc và giảm huyết áp, thích hợp với bệnh nhân tăng huyết áp, kèm theo triệu chứng đau, nặng đầu. Bạn nên dùng làm rau ăn hàng ngày hoặc ép lấy nước cốt uống, mỗi ngày chừng 50ml, chia 2 lần sáng, chiều.
Măng lau
Công dụng của măng lau là hoạt huyết, thông tràng vị, chống phiền khát và thoải mái lồng ngực. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng măng lau có tác dụng trừ mệt mỏi, giúp tăng cường thể lực, làm giãn mạch, lợi niệu, cường tim, chống ung thư, rất thích hợp cho người bị xơ vữa động mạch và cao huyết áp.
Ảnh: marrybaby.vn
Hành tây
Có tác dụng giảm huyết áp do trong thành phần của hành tây không chứa chất béo, có khả năng làm giảm sức cản ngoại vi, duy trì sự ổn định của quá trình bài tiết muối natri trong cơ thể. Ngoài ra, vỏ hành tây còn chứa nhiều rutin giúp làm tăng sức bền của thành mạch máu, vì thế có khả năng giảm nguy cơ tai biến mạch máu não.
Đậu Hà Lan và đậu xanh
Là hai loại thực phẩm rất có lợi cho người bị tăng huyết áp. Hàng ngày bạn nên dùng một nắm giá đậu Hà Lan, rửa sạch rồi ép lấy nước uống hoặc dùng làm rau ăn thường xuyên. Kinh nghiệm dân gian thường dùng đậu xanh hầm với hải đới hoặc đậu xanh và vừng đen sao thơm, tán bột ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 50g để phòng chống tăng huyết áp.
Ảnh: cookpad.com
Cà chua
Ngoài khả năng hạ huyết áp, loại quả này còn có công dụng thanh nhiệt giải độc, làm mát máu. Cà chua là thực phẩm rất giàu vitamin C và P, nếu ăn thường xuyên mỗi ngày 1 – 2 quả cà chua sẽ có khả năng phòng chống tăng huyết áp rất tốt, đặc biệt là khi có biến chứng xuất huyết đáy mắt (dĩ nhiên cần chọn đúng loại cà chua sạch để bảo đảm an toàn thực phẩm).
Cà tím
Loại thực phẩm giàu vitamin P này giúp duy trì sự mềm mại của thành mạch máu, dự phòng tích cực tình trạng rối loạn vi tuần hoàn hay gặp ở những người bị tăng huyết áp và các bệnh lý tim mạch khác.
Ảnh: Kenh14
Cà rốt
Nước ép cà rốt là thứ đồ uống cực tốt cho bệnh nhân tăng huyết áp, nhất là những người có biểu hiện đau đầu, chóng mặt. Nó có tác dụng làm mềm thành mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và ổn định huyết áp. Nên dùng dạng tươi, rửa sạch, ép lấy nước uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Củ cải đường (củ dền)
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng sức khỏe của những người mắc bệnh tăng huyết áp được cải thiện đáng kể sau khi uống nước ép từ củ cải đường. Ngoài ra, thành phần nitrat trong nước ép từ củ cải đường có thể giúp hạ huyết áp chỉ trong 24h. Bạn có thể ép củ cải đường lấy nước uống hay đơn giản, bạn nấu chín củ cải đường để ăn.
Ảnh: Soha
Khoai tây
Trong thành phần của khoai tây có chứa hai loại khoáng chất là kali và magiê giúp hạ huyết áp. Đồng thời, trong khoai tây giàu chất xơ rất cần trong khẩu phần mỗi bữa ăn của gia đình bạn. Bạn có thể thưởng thức một củ khoai tây nướng như một món ăn chính trong bữa tối thay vì ăn những đồ ăn chứa bơ béo, muối, kem chua bằng sữa chua hay các món sốt nóng.
Nấm hương và nấm rơm
Là những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng có khả năng phòng chống xơ vữa động mạch và hạ huyết áp, lại rất giàu các vi chất dinh dưỡng, giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
Mộc nhĩ
Là thức ăn lý tưởng với bệnh nhân tăng huyết áp, nhất là người đã có biến chứng xuất huyết đáy mắt. Hàng ngày, bạn có thể dùng mộc nhĩ trắng 10g hoặc mộc nhĩ đen 6g, đem nấu nhừ rồi chế thêm 10g đường phèn ăn trong ngày.
Ảnh: startaster.com.
Tỏi
Có công dụng hạ mỡ máu và hạ huyết áp. Bệnh nhân tăng huyết áp nên ăn vài tép tỏi sống mỗi ngày, cũng có thể ăn tỏi ngâm dấm hay 5ml dấm ngâm tỏi thì có thể duy trì huyết áp ổn định ở mức bình thường.
Sữa đậu nành
Là đồ uống lý tưởng cho người bị tăng huyết áp, có khả năng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, điều chỉnh rối loạn lipid máu và hạ huyết áp. Mỗi ngày, bạn nên dùng 1.000ml sữa đậu nành pha với 100g đường trắng, chia uống vài lần trong ngày.
Sữa tách béo và sữa chua
Các loại sữa không đường là một nguồn dinh dưỡng vô cùng tuyệt vời trong việc cung cấp canxi, ít chất béo, đều rất hữu ích trong hạ huyết áp. Thay vì ăn các loại sữa có hàm lượng chất béo cao thì bạn nên ăn những loại sữa ít chất béo như các loại sữa chua.
Ảnh: 24h.com.vn
Cháo bột yến mạch
Là loại thực phẩm giàu chất xơ, hàm lượng chất béo và natri thấp, và rất rẻ nên cháo bột yến mạch được xem là một trong những loại thực phẩm rất phổ biến đối với những người huyết áp cao. Bạn không nên cho thêm đường, mà bạn nên bổ sung thêm các loại quả tươi, lạnh để ăn kèm với cháo bột yến mạch.
Các loại hạt
Ngoài kali, các loại hạt còn chứa magiê và nhiều khoáng chất khác cũng có tác dụng hạ huyết áp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn các loại hạt tươi hoặc chưa được tẩm muối. Hạt hướng dương, hạt dẻ, quả óc chó, hạt bí có thể dùng như một bữa nhẹ dinh dưỡng.
Dầu ô liu
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học Mỹ cho thấy, khi kết hợp các loại chất béo chưa bão hòa chứa nhiều trong dầu ô liu và các loại rau tươi có thể tạo ra một loại axit béo giúp hạ huyết áp.
Ảnh: pixabay.com
Là một nguồn protein nạc tuyệt vời. Các loại cá như cá thu, cá hồi chứa nhiều axit béo omega-3, có thể hạ huyết áp, giảm viêm, giảm nồng độ triglyceride “xấu” trong máu. Ngoài omega-3, cá hồi cũng là một trong số ít những thực phẩm chứa vitamin D, dưỡng chất có tác dụng hạ huyết áp.
Táo
Là loại táo to, nhập khẩu, chứa nhiều kali có thể kết hợp với lượng natri dư thừa trong cơ thể để bài tiết ra bên ngoài, giúp cho cơ thể duy trì huyết áp ở mức bình thường. Mỗi ngày, bạn nên ăn 3 quả hoặc ép lấy nước uống 3 lần, mỗi lần chừng 50ml.
Dưa chuột
Loại quả này có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hạ áp nhờ chứa nhiều kali. Có thể ăn sống hoặc làm dưa góp.
Dưa hấu
Đây là loại quả có tác dụng thanh nhiệt, lợi niệu, dùng rất tốt cho người cao huyết áp vào mùa hè. Cũng có thể làm giảm huyết áp bằng cách ăn hạt dưa mỗi ngày chừng 10 – 15g.
Ảnh: pixabay.com
Chuối tiêu
Nếu muốn cung cấp kali cho cơ thể, bạn không thể bỏ qua chuối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Ăn các loại thực phẩm giàu kali tự nhiên như chuối sẽ tốt hơn nhiều so với những thực phẩm chức năng. Mỗi ngày nên ăn 1 – 2 quả chuối tiêu để thanh nhiệt, lợi niệu, thông tiện và giáng áp. Vỏ quả chuối tiêu tươi sắc uống thay trà cũng có tác dụng tốt.
Nho
Chứa nhiều kali nên giúp giảm huyết áp, lợi tiểu, cung cấp lượng kali mất đi do dùng thuốc lợi tiểu. Dùng nho tươi hay nho khô đều tốt.
Loại quả này rất có lợi cho những người tăng huyết áp có kèm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, ù tai, đánh trống ngực… nhờ tác dụng giáng áp, thanh nhiệt, trấn tĩnh. Nên ăn mỗi ngày 1 – 2 quả lê, hoặc ép lấy nước uống.
Việt quất
Các loại quả mọng, nhất là việt quất, rất giàu chất tự nhiên flavonoid. Một nghiên cứu về mối liên hệ giữa bổ sung flavonoid và huyết áp công bố trên tờ The American Journal of Clinical Nutrition năm 2011 cho thấy, thường xuyên bổ sung flavonoid có thể giúp ngăn ngừa tăng huyết áp hiệu quả. Ngoài việt quất, bạn có thể thêm quả mâm xôi, dâu tây vào thực đơn dinh dưỡng hàng ngày nếu muốn giảm huyết áp.
Ảnh: panoramanow.com
Lựu
Một nghiên cứu kết luận rằng uống một cốc nước lựu mỗi ngày/lần trong 4 tuần sẽ giúp hạ huyết áp trong thời gian ngắn. Nếu không muốn uống nước ép, bạn có thể ăn lựu nguyên chất. Hiệu quả mang lại cũng tương tự.
Ngoài ra, việc ăn thêm vừng, hạt sen, ngó sen, củ cải, đậu tương, cải xanh, bắp cải, dầu thực vật, trà tâm sen… đều rất tốt cho những người bị tăng huyết áp. Người huyết áp cao nên hạn chế dùng một số thực phẩm như: lòng đỏ trứng, não, gan, thịt dê, thận lợn, mỡ động vật…
Để ổn định sức khỏe, người huyết áp cao nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về việc dùng thuốc, chế độ sinh hoạt hợp lý, tránh dùng chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, cà phê, trà đặc hay những gia vị cay nóng như ớt, tiêu, gừng…

Gợi ý bữa sáng giàu protein giúp bạn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng


Sữa và ngũ cốc, trứng, bột yến mạch… là những thực phẩm giàu protein cho bữa sáng, giúp bạn bắt đầu ngày mới tràn đầy năng lượng. 
Theo nghiên cứu International Journal of Obesity, những người ăn sáng giàu protein có xu hướng ăn ít hơn 26% lượng calo trong bữa trưa, so với những người ăn sáng ít protein. Chính việc ăn nhiều thực phẩm giàu protein vào bữa sáng giúp bạn không còn cảm thấy đói, từ đó đẩy lùi tình trạng thèm ăn, dẫn tới thừa cân.
Lượng protein cần thiết hàng ngày đối với phụ nữ trên 19 tuổi là 46g và nam giới là 56g.
Dưới đây là một số gợi ý thực đơn bữa sáng giàu protein:
Sữa và ngũ cốc
Các loại ngũ cốc chứa lượng protein dồi dào. Bạn nên lựa chọn những loại ngũ cốc lành mạnh, có chứa ít nhất 5 g protein và 5g chất xơ mỗi khẩu phần ăn.
goi y bua sang giau protein giup ban bat dau ngay moi tran day nang luong
Bữa sáng với ngũ cốc và sữa. (Ảnh: Reader’s Digest)
Sữa chua
Nếu chọn ăn sáng bằng sữa chua, bạn có thể thêm các loại trái cây hoặc các loại hạt, quả hạch, ngũ cốc… để bổ sung thêm dinh dưỡng cho cơ thể.
goi y bua sang giau protein giup ban bat dau ngay moi tran day nang luong
Sữa chua kết hợp với các loại hạt có thể là một trong những gợi ý bữa sáng lý tưởng. (Ảnh: Reader’s Digest)
Bột yến mạch
Trộn bột yến mạch với nước, rắc thêm các loại hạt có thể duy trì cảm giác no cho đến tận bữa trưa. Bạn có thể trộn 3/4 bát bột yến mạch khô với 1/4 cốc sữa không đường, thêm 1/4 bát hạt óc chó và 1 quả táo xắt nhỏ.
goi y bua sang giau protein giup ban bat dau ngay moi tran day nang luong
Bột yến mạch cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể nên thường được dùng để ăn sáng. (Ảnh: Reader’s Digest)
Bánh nướng
Bánh nướng xốp chứa 8 g protein, 300-500 calo, chất béo, đường và natri.
goi y bua sang giau protein giup ban bat dau ngay moi tran day nang luong
Bạn nên kết hợp linh hoạt các thực phẩm để bữa sáng vừa ngon miệng mà vẫn đủ dinh dưỡng. (Ảnh: Reader’s Digest)
Trứng bác (trứng chưng)
Bạn có thể chưng trứng với rau củ để tăng thêm dinh dưỡng. Lượng protein tùy thuộc vào số lượng trứng được sử dụng.
goi y bua sang giau protein giup ban bat dau ngay moi tran day nang luong
Món trứng bác đơn giản, ngon và cung cấp đủ protein. (Ảnh: Reader’s Digest)
Bánh kếp
Với thành phần gồm trứng, bột mì nguyên hạt… giàu protein, bánh kếp kết hợp với sữa chua là gợi ý bữa sáng giàu năng lượng cho những người bận rộn.
goi y bua sang giau protein giup ban bat dau ngay moi tran day nang luong
Bánh kếp thơm ngon. (Ảnh: Reader’s Digest)

Rau Sam thân thuộc với nhiều tác dụng tuyệt vời cho gia đình


Rau sam không chỉ là loại thực phẩm gần gũi thân thuộc với mọi người, mà còn là vị thuốc quý trong y học cổ truyền và hiện đại. Nó có thể chữa được nhiều bệnh thông thường và mạn tính
Rau sam (còn có tên gọi Mã Xỉ Hiện) vì có lá giống hình răng ngựa, ngoài ra còn có những tên gọi khác như rau trường thọ, rau hạt dưa, cỏ ngũ hành. Đây là loại rau mọc dại ở khắp nơi từ bắc đến nam, có tên khoa học là Portulaca Oleracea L thuộc họ rau sam Portulacea. 
Cây sam thân mập, mọng nước, màu đỏ tím nhạt. Lá mọc so le, dày, mép có viền đỏ, hoa vàng. Rau thích nghi với những nơi ẩm mát như: vườn nhà, bờ ruộng, bờ kênh mương, ven đường hoặc mọc xen kẽ trong những luống hoa, ruộng khoai lang, lạc…
Theo Đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, vào 3 kinh tâm, tỳ, phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, lương huyết giải độc, trừ giun và hoạt trường, cầm máu. (Ảnh: soha.vn)
Theo Tây y, trong cây có glycosid saponin, chất nhựa, acid hữu cơ, các muối kali, các vitamin A, B1, B2, C, PP và men ure. Rau sam là loại rau giàu chất dinh dưỡng, chất lượng thay đổi tùy nơi mọc và mùa thu hái. Trong 100g rau sam có 1,4g đạm, 3g đường, 100mg chất béo, 700mg chất xơ, 85g canxi, 56mg photpho, 1,5mg sắt, 68mg magie, 494mg kali, 1.920 UI caroten… và một số vitamin B1, B2, PP, C, E. Các axit béo đặc biệt là omega 3 với tỷ lệ cao nhất so với các thực vật khác. Các axit hữu cơ như axit glutamic, axit nicotinic, axit malic… Còn chứa các chất noradrenalin, dopamin, flavonoid.
Theo Đông y, rau sam có vị chua, tính hàn, vào 3 kinh tâm, tỳ, phế, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi thấp, lương huyết giải độc, cầm máu. Rau có thể giúp co mạch máu, nước sắc của rau sam có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lị shiga-kruse, vi khuẩn lị hình chữ Y, trực khuẩn Coli, trực khuẩn thương hàn.
Những tác dụng phổ biến của rau sam
1. Tác dụng chống viêm
Sở dĩ rau sam có tác dụng chống viêm nhờ tác dụng của chất nhầy, omega 3 và các khoáng chất trong nó. Những chất này có tác dụng hỗ trợ giúp giảm đau và cảm giác khó chịu, đặc biệt trên đường tiết niệu và tiêu hóa.
Đây là nguồn kháng sinh tự nhiên rất tốt trong hỗ trợ điều trị các chứng viêm nhiễm đường ruột và đường sinh dục, tiết niệu, viêm cầu thận, viêm bàng quang, đường niệu đạo chỉ với liều lượng khoảng 500g rau tươi một ngày.
Rau sam là nguồn kháng sinh tự nhiên hỗ trợ điều trị hiệu quả nhiều loại bệnh (Ảnh: FDBusiness.com)
2. Hạ huyết áp
Hàm lượng kali và axit béo Omega-3 trong rau sam tương đối cao, giúp điều hòa cholesterol trong máu, đồng thời làm tăng sức bền của thành mạch, hỗ trợ điều hòa huyết áp ổn định. Rau sam rất giàu sắt và đồng, là 2 chất cần thiết cho một hệ thống tuần hoàn khỏe mạnh, đảm bảo lưu thông máu đi khắp cơ thể.
3. Điều trị các bệnh ngoài da
Theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa Dược, Đại học Jordan dùng lá tươi của cây giã nát và đắp ngoài da có thể hỗ trợ giúp nhanh làm lành vết thương.
Trị mụn nhọt: Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.
Chữa chốc đầu của trẻ nhỏ: Lấy 30g rau sam, rửa sạch, sau đó giã nát. Bọc toàn bộ thứ rau đã nát này vào một gạc sạch, sau đó đắp lên phần da bị mụn nhọt. Mỗi ngày thay 2 lần. Đắp chừng 3 ngày thì mụn nhọt chín và vỡ.
Rau sam có thể hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư (Ảnh: shutterstock.com)
4. Tác dụng chống lão hóa
Theo nghiên cứu của Viện Đại học Wollongong (Úc) và Trung tâm Di truyền – Dinh dưỡng – Sức khỏe Washington (Hoa Kỳ), trong 100g lá sam tươi chứa 300-400mg alpha-linolenic acid, 12,2mg alpha-tocopherol, 26,6mg ascorbic acid (vitamin C), 1,9mg beta-caroten và 14,8mg glutathione. Qua kết quả này có thể thấy đây là loại rau giàu chất dinh dưỡng, các acid béo không no và chất chống oxy-hóa.
5. Hỗ trợ ức chế sự phát triển của tế bào ung thư
Các bác sỹ y học cổ truyền Trung Quốc mới phát hiện rau sam có tác dụng hỗ trợ điều trị một số loại ung thư hiệu quả, nó có thể hỗ trợ giúp ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Chữa u thực quản: Rau sam tươi 30g, nấu chín nhừ, thêm ít bột đậu nành để thành món cháo dưỡng sinh, có thể thêm chút mật ong trước khi ăn.
Chữa u đại tràng: Rau sam 20g, phục linh 20g, bại tương thảo 20g, khổ sâm 20g, kê nội kim 20g, hoàng liên 8g, vàng đằng 12g, tam lăng 10g, huyền hồ 10g, xạ hương 4g, cam thảo 6g. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
Rau sam có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau (Ảnh: pinterest.com)
Chữa u trực tràng: Rau sam khô 10g, hoa mào gà 30g. Sắc uống 1 thang mỗi ngày.
6. Tác dụng diệt khuẩn
Rau sam có tác dụng diệt được các loại vi khuẩn như Shigella (gây bệnh lỵ), Salmonella typhi (gây bệnh thương hàn), Staphylococcus aureus (tụ cầu vàng thường gây mụn nhọt). Ngoài ra cũng diệt được một số nấm gây bệnh.
7. Khỏe xương
Canxi, magie, sắt và mangan trong rau là những yếu tố cần thiết để bảo vệ và duy trì sức khỏe cho xương. Ăn “loài cỏ dại” này thường xuyên có thể hỗ trợ ngăn ngữa bệnh loãng xương.
8. Giảm cân
Với hàm lượng calo thấp, nhưng lại giàu chất xơ, rau sam là thực phẩm hoàn hảo cho những ai muốn giảm cân. Không những thế, loài rau này còn giàu chất dinh dưỡng nên mọi người có thể ăn nhiều mà không sợ tăng cân và thiếu chất.
Với hàm lượng calo thấp, nhưng lại giàu chất xơ, rau sam là thực phẩm hoàn hảo cho những ai muốn giảm cân. (Ảnh: pngtree.com)
Lưu ý khi ăn rau sam:
Với những bệnh như ung thư, đái đường, viêm gan, viêm túi mật, viêm thận, cao huyết áp uống nước rau sam sẽ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, đối với những người bị tỳ vị hư hàn, tiêu chảy, và phụ nữ có thai không nên dùng. Những bệnh nhân có thể tạng hư hàn, hay đi tiêu lỏng, khi sử dụng rau sam cần phối hợp với những vị thuốc cay, ấm để không làm trệ tỳ…
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, do rau có tính hàn nên trong giai đoạn đầu của thai kỳ, nhất là những người đã từng phá thai, bà bầu cần tránh ăn. Rau sẽ khiến co cơ trơn tử cung, nên thai phụ cần hạn chế sử dụng. Tuy nhiên, nếu đang trong giai đoạn sắp sinh, bạn có thể ăn nhiều một chút để hỗ trợ giúp dễ sinh.