Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018

Đẩy lùi bệnh gan với những món ăn đơn giản

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, nó được ví như là bộ máy lọc của cơ thể, là đầu mối thiết yếu của quá trình trao đổi chất. Vì vậy, bất kỳ vấn đề nào ảnh hưởng đến gan cũng làm cơ thể bị tổn thương.

Chức năng giải độc của gan
Khi nuốt thức ăn, dạ dày và ruột hấp thụ những chất dinh dưỡng, thực hiện quá trình phân giải, hòa tan vào máu, cuối cùng, qua sự tuần hoàn của máu, các chất dinh dưỡng sẽ được chuyển đến gan và tiến hành phân hóa tổng hợp.
Bệnh gan ảnh hưởng đến cơ thể như thế nào?
Tinh thần mệt mỏi: Khi glucoza chuyển thành năng lượng, bắt buộc cần sự hỗ trợ của vitamin B1. Nếu thiếu vitamin B1 quá trình chuyển hóa năng lượng gặp khó khăn, cơ thể sẽ mệt mỏi. Vì vitamin B1 không chuyển tới được các cơ quan khác và không có khả năng tạo năng lượng nếu gan bị bệnh, đương nhiên cơ thể sẽ mệt mỏi, uể oải. Và nếu gan bị bệnh sẽ gây thêm mất chức năng miễn dịch, thiếu máu.


Mệt mỏi là dấu hiệu thường gặp khi gan bị bệnh. (Ảnh: ancotnam.vn)

Thiếu vitamin: Do gan là cơ quan lưu trữ và điều tiết vitamin nên khi cơ thể thiếu vitamin, thì gan người đó đang bị bệnh. Thiếu vitamin có quan hệ rất lớn với quá trình suy thoái của cơ năng gan, là cơ quan lưu chứa tiềm tàng vitamin, nếu“kho chứa” của gan bị ảnh hưởng, thì tất nhiên quá trình trung chuyển của vitamin cũng gặp khó khăn. Nếu gan không chuyển được vitamin thì các cơ quan khác trong cơ thể khó hấp thu được vitamin, lâu dần sẽ gây bệnh. Khi gan có vấn đề, cho dù có dùng bao nhiêu vitamin cũng không đạt hiệu quả cần thiêt.
Cơ thể bị lạnh: Chất dinh dưỡng trong thực phẩm hàng ngày sử dụng thì có khoảng 40% chuyển thành năng lượng cho cơ bắp, còn 60% chuyển thành nhiệt lượng giữ nhiệt cho cơ thể. Gan cung cấp khoảng 15% nhiệt lượng trong quá trình trao đổi chất và tiến trình thực hiện chức năng giải độc. Ban đêm khi mà hoạt động cơ bắp gần như ngừng hẳn, nhiệt lượng chủ yếu là do gan cung cấp, nếu cơ thể luôn cảm thấy lạnh khi trang bị đầy đủ quần áo ấm, thì nghĩ ngay đến gan bị tổn thương.
Trường hợp nặng: Nước tiểu có màu vàng, mắt có hiện tượng bị vàng, cơ thể bị ngứa, vàng da, hiện tượng gan sưng to, báng bụng, tinh thần hoảng hốt, chán ăn mất ngủ….


Người bị gan nặng có dấu hiệu vàng da. (Ảnh: Med-Explorer.ru)

Các bài thuốc món ăn giải độc và khôi phục chức năng gan
Trị xơ gan trướng nước
Gan lợn xào nghệ:Gan lợn 0,2kg,nghệ tươi 100g. Giã nhuyễn nghệ tươi trộn với gan lợn, rồi xào lên ăn với cơm. Một liệu trình là 10 ngày.
Đu đủ và gan lợn:1 quả đu đủ xanh, cắt ngang 1/3 theo chiều đứng, lấy hết hạt, cho gan lợn vào rồi đậy như cũ, đem đốt cháy phần ngoài đu đủ thành than là được. Cạo hết phần cháy ăn gan và ruột đu đủ, dùng 10 lần một liệu trình, rất hiệu quả.
Trị viêm gan thể vàng da
Nước dâu ngô: Râu ngô 15g đun nước uống thay chè hàng ngày.
Nước rễ ý dĩ: Rễ ý dĩ sắc nước uống liên tục.
Ốc hấp rượu:Rượu trắng, ốc nước ngọt, mang ốc hấp với rượu, ăn ốc uống nửa phần nước rượu.
Cháo gạo, cà tím: Cà tím 1000g, gạo 150g, cà tím thái nhỏ nấu với gạo thành cháo, ăn liên tục.


Cháo gạo cà tím trị viêm gan vàng da. (Ảnh: Forum Liputan6)

Món ăn trị viêm gan virut cấp tính
Táo đỏ, ngó sen: Ngó sen 50g, táo đỏ 100g, đường phèn 30g. Ngó sen thái nhỏ, táo bỏ hạt, cho cả vào nồi với lượng nước vừa đủ, nấu nhừ rồi đỏ đường phèn. Mỗi ngày 1 thang, chia vài lần ăn hết. Trị gan mật thuộc thể nhiệt độc có khuynh hướng xuất huyết.
Gan bò, cà rốt: Gan bò tươi 150g, cà rốt 150g. Gan thái mỏng, cà rốt cắt khúc, cho hết vào nồi thêm một ít nước nấu 20 phút, nêm gia vị vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.
Táo đỏ, lạc nhân: Táo đỏ (to), lạc nhân, đường phèn mỗi thứ 50g, cho lạc nấu trước, rồi cho 2 vị kia vào. Trước khi ngủ dùng 1 liều, liên tục một tháng.
Nước rau diếp cá: Rau diếp cá 30g, đun nước uống thay chè 3 lần trong 4 ngày.


Trị viêm gan virut với rau dấp cá. (Ảnh: amazon.com)

Món ăn trị xơ cứng gan
Gạo lứt, đường đỏ:Gạo lứt xay 500g, đường đỏ 500g. Gạo rang vàng, rồi đổ đường đảo đều, nặn thành viên (15g/viên), bảo quản trong tủ lạnh, mỗi ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 viên với nước ấm.
Cá tươi hầm đậu đỏ, đậu xanh: Đậu đỏ 50g, đậu xanh 50g, cá tươi một con (500g), rượu 10g, gừng 5g, hành 5g, muối 5g, tỏi 10g. Đãi đậu sạch, loại bỏ tạp chất, ngâm nước 2 giờ, cá tươi làm sạch bỏ mang, gừng thái mỏng, hành cắt ngắn, tỏi bóc vỏ thái mỏng. Xát muối và rượu lên cá rồi cho vào nồi cùng tất cả các thứ còn lại với 600ml nước ninh trong một giờ là được. Ngày 1 lần, mỗi lần ăn 50g cá, đậu và canh ăn tùy ý.


Trị sơ cứng gan với cá hầm đậu đỏ. (Ảnh: Menu24h)

Vận động đơn giản để tăng cường chức năng gan
Nằm ngửa (trên giường hoặc mặt đất), cố gắng đưa bàn chân lên vuông góc với người và duỗi thẳng gót chân. Hai tay cầm vật tương đối nặng (quyển sách dày chẳng hạn) vung lên theo hình vòng cung từ bụng lên tới đỉnh đầu. Tay giơ lên thì hít vào, thả xuống thì thở ra, làm từ 10 -30 lần.
Phương pháp này là thông qua hoạt động của cơ hoành cách, thúc đẩy gan co duỗi, làm gan nhận ôxy và dinh dưỡng nhiều hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, tăng cường chức năng gan.
Cách phòng bệnh gan: Hạn chế bia rượu thuốc lá, tăng cường vận động dưỡng sinh, yoga và luôn để tinh thần thoải mái, sử dụng các loại thảo dược bảo về gan theo Y học cổ truyền như: Cà gai leo, diệp hạ châu, kế sữa, actisô, curcumin, nấm linh chi.

Thứ Hai, 26 tháng 2, 2018

5 bí quyết bồi bổ ngũ tạng nhờ ăn uống theo ngũ vị tương sinh tương khắc

Đông y cho rằng ngũ vị, mặn, ngọt, chua, đắng, cay theo thứ tự đối ứng với ngũ tạng trong cơ thể, mỗi cái đều có tác dụng của nó. Khéo léo vận dụng có thể khiến cho sức khỏe của bạn thăng hoa.

Sách cổ điển Trung y (Hoàng Đế nội kinh. Tố vấn, chương Tuyên minh ngũ khí) có viết:Ngũ vị sở nhập, chua nhập can, cay nhập phế, đắng nhập tâm, mặn nhập thận, ngọt nhập tỳ. Mà trong Bành Tổ nhiếp sinh dưỡng tính luận nhấn mạnh:Ngũ vị không được thiên lệch, chua nhiều thương tỳ, đắng nhiều thương phế, cay nhiều thương can, ngọt nhiều thương thận, mặn nhiều thương tâm.
Do vậy, ngũ vị lượng thích hợp có tác dụng bổ ích đối với ngũ tạng, quá lượng thì có thể làm mất cân bằng cơ thể, tạo thành tổn thương cho tạng khí.
1. Đắng nhiều thương phế

Vị đắng, ví như ăn mướp đắng, tâm sen… có ích cho tâm, có thể thanh nhiệt tả hỏa, trị chứng mất ngủ, bồn chồn … do tâm hỏa vượng. Nhưng đắng nhiều lại có thể thương phế. Đắng quá độ có thể tạo thành tâm hỏa quá vượng, mà khắc chế phế khí. Do đó khi chúng ta ăn vào quá nhều đồ có vị đắng, thì có thể tổn thương chức năng phế. Mà phế chủ bì (da) mao (lông), ăn vị đắng quá nhiều, da có thể mất đi độ bóng, da khô mà lông tóc dễ bị rụng. Nếu bạn là người biểu hiện phế khí hư dễ cảm mạo, ho, ho có đờm… cần hạn chế thức ăn vị đắng.
2. Cay nhiều thương can

Cay vào phế, thường ăn thực phẩm vị cay hành, gừng, tỏi… có thể phát tán phong hàn, hành khí chỉ thống, có ích tuyên tiết phế khí, phòng trừ ngoại tà phạm phế.
Nhưng cay nhiều dễ thương can. Ăn quá nhiều thực phẩm vị cay dễ dẫn tới phế khí thiên thắng, khắc phạt tạng can. [Ăn nhiều cay, thì co quắp mà móng khô], can tàng huyết, chủ cân (gân), vị cay quá nhiều, có thể dẫn tới sự đàn hồi của gân bị giảm, huyết không đến được đầu móng, thì dễ bị giòn, dễ gãy, cũng có thể ảnh hưởng huyết dịch lưu thông. Do đó, người bị triệu chứng can hư thường xuyên thị váng đầu hoa mắt, sắc mặt nhợt… nên ít ăn cay.
3. Chua nhiều thương tỳ

Vị chua có thể bổ can, ví dụ như mơ, sơn tra, cam… vốn có tác dụng thu liễm, cố sáp, có thể khắc chế can hỏa, bổ can âm. Nhưng cam chua thương tỳ. Nhiều thực phẩm chua quá có thể dẫn tới can khí vượng, khắc phạm tỳ vị, dẫn đến chức năng tỳ vị mất điều hòa. [Ăn nhiều chua, thịt chai da nhăn môi khô], tỳ chủ cơ nhục, vinh nhuận ra môi. Do đó, người triệu chứng tỳ hư chức năng tiêu hóa không tốt, ăn xong bụng chướng, đại tiện nát, nói tiếng bé khẽ khó nghe… cần chú ý ít ăn đồ chua.
4. Mặn nhiều thương tâm

Vị mặn có thể bổ thận, thực phẩm vị mặn là chỉ thực phẩm tươi mặn tự nhiên như rong biển, hải tảo, tảo bẹ, cua… mà không phải là ăn nhiều muối, chúng tương thông với thận khí, có thể tư dưỡng thận tinh, nhuyễn kiên tan kết.
Nhưng mặn nhiều thương tâm. [Ăn nhiều mặn, thì mạch ngưng trệ mà biến sắc], tâm chủ huyết, chức năng đó mà không đủ có thể làm cho huyết mạch ngưng tụ, sắc mặt chuyển đen. Vị mặn ăn nhiều có thể tạo thành thận khí quá thịnh mà khắc chế tâm khí, tổn thương chức năng tim. Người có vấn đề như hồi hộp, đoản khí, đau ngực… nhất định phải ăn ít mặn.
5. Ngọt nhiều thương thận

Vị ngọt có thể bổ tỳ, thực phẩm vị ngọt như hoài sơn (củ mài), bí ngô, cơm, khoai lang… là bổ dưỡng khí huyết, trợ thủ điều hòa tỳ vị. Nhưng ngọt nhiều cũng thương thận, ăn nhiều đồ ngọt có thể dẫn tới tỳ khí thiên thắng, khắc phạt tạng thận. [Ăn nhiều ngọt, thì xương đau mà tóc rụng], thận chủ cốt tàng tinh, vinh nhuận ra tóc, do đó đồ ngọt nếu ăn nhiều thì có thể đầu tóc mất đi độ bóng, rụng. Người triệu chứng thận hư thường xuyên đau lưng mỏi gối, ù tai, điếc tai… cần khống chế lượng đồ ngọt ăn vào.

Ẩm thực theo ngũ hành giúp Nhật Bản trở thành 1 trong 5 dân tộc có tuổi thọ cao nhất thế giới

Ẩm thực theo ngũ hành giúp Nhật Bản trở thành 1 trong 5 dân tộc có tuổi thọ cao nhất thế giới
Có tuổi thọ trung bình là 83 tuổi, lâu nay người Nhật vẫn là một trong những dân tộc sống thọ nhất thế giới. Đảo Okinawa, vốn thường được gọi là ‘vùng đất của những người bất tử’, lâu nay vẫn là một trung tâm nghiên cứu về tuổi thọ toàn cầu. Hơn nữa, Nhật là một dân tộc có những món ăn đặc sắc nội tiếng, điều này hẳn là có mối tương quan chặt chẽ.
Chúng ta đã biết dưỡng sinh quan “nhất vật toàn thể” của Nhật Bản, mục đích là dựa vào ẩm thực thường ngày để đạt đến cơ thể âm dương cân bằng. Có người có thể hỏi, trong cuộc sống hiện thực, suy cho cùng không cách nào làm được việc là mỗi loại thực phẩm đều có thể ăn hết toàn bộ, ví như cả con cá to. Hoặc tuy trứng gà và gạo lứt có thể bảo đảm cân bằng dinh dưỡng, nhưng mà suốt ngày ăn như vậy sẽ không tránh khỏi đơn điệu.
Vậy thì người Nhật giải quyết vấn đề này như thế nào? Đây cũng là lúc đề cập đến phương pháp nấu ăn ngũ sắc ngũ vị theo ngũ hành của họ.
Người Nhật không chỉ nổi tiếng về tuổi thọ mà nổi tiếng cả về nghệ thuật ẩm thực. (Ảnh: dkn.tv)
Tại sao Nhật Bản chú trọng dưỡng sinh bằng ẩm thực?
Phương pháp nấu ăn Nhật Bản chú trọng phương pháp nấu nướng phối hợp ngũ sắc ngũ vị. Rất nhiều người tưởng là điều này chỉ để phối màu cho đẹp mắt và điều hòa hương vị. Thực ra nguyên nhân thực sự chính là ở điều chỉnh thân thể, cũng chính là lấy ngũ sắc và ngũ vị để đối ứng ngũ hành, điều chỉnh ngũ tạng, từ đó duy trì cân bằng âm dương cho cơ thể. Đây là phương pháp cân bằng âm dương đạt đến dưỡng sinh khỏe mạnh.
Chúng ta biết, Trung Quốc cổ đại, Trung y rất phát triển, châm cứu và thảo dược chữa bệnh có lịch sử từ lâu đời, hệ thống toàn diện và hoàn chỉnh, có nhiều Đại phu (thầy thuốc) kiệt xuất, mỗi người đều hiển lộ một thần thông, xuất hiện nhiều trường phái, thần y thần thuật tại các triều các đại cũng không hiếm gặp. Vì vậy, cuộc sống sinh hoạt của người dân trên vùng đất này tự nhiên cũng thấy an tâm.
Theo văn hóa truyền thống, ẩm thực và trị bệnh đều vận dụng theo học thuyết ngũ hành. (Ảnh: sonviva)
Nhưng tình hình trong nước của Nhật Bản lại không giống vậy. Trước khi Tây y truyền nhập vào Nhật Bản, Đại phu hiểu được trị bệnh bằng Trung y rất ít, Nhật Bản không nói đến “thượng y”, vô cùng hiếm gặp, mà ngay cả “trung y” (thầy thuốc bậc trung) không tùy tiện dùng thuốc, tương đối thận trọng dùng thuốc; đại đa số là “hạ y”, lạm dụng khai thuốc, loạn dùng thuốc, làm cho thân thể do uống thuốc mà bị thương tổn. Như Tôn Tư Mạc trong “Thiên kim yếu phương” nói: Cổ nhân giỏi về y thuật, thượng y trị bệnh chưa tới, trung y trị bệnh sắp phát, hạ y trị bệnh đã rồi”.
Nhật Bản tuy là trị bệnh không phải sở trường, nhưng từ đó trong ẩm thực cuộc sống sinh hoạt hàng ngày, đã kế thừa phép dưỡng sinh của Trung y cổ đại, chú trọng âm dương ngũ hành, biểu hiện cụ thể của nó chính là “Nhất vật toàn thể” và phương pháp nấu ăn phối hợp ngũ sắc ngũ vị.
Giống với các hiện tượng văn hóa khác của Nhật Bản, bộ phương pháp nấu ăn này, nguyên lai từ Trung Quốc cổ đại, theo đà Y thư bản thảo học… truyền nhập vào Nhật Bản, nhưng thực sự phổ cập dân gian, vẫn là thời đại Edo trước khi văn hóa bình dân phồn thịnh. Bộ phương pháp nấu nướng này được hệ thống hóa, lưu truyền cho đến nay.
ẩm thực văn hóa Nhật Bản. (Ảnh: dreamstime.com)
Quan hệ giữa ngũ hành và ngũ tạng
Học thuyết ngũ hành là vũ trụ quan của Trung Quốc cổ đại, bởi vì vạn sự vạn vật trước tiên phân thành 2 nhân tố lớn là Âm và Dương. Do đó Trung y cho rằng, 2 nhân tố lớn cấu thành nhân thể này nếu mà mất cân bằng, thì sẽ làm cho chức năng của ngũ tạng và vận hành của kinh lạc xuất hiện hỗn loạn, cơ chế chỉnh thể của cơ thể không thể vận chuyển bình thường, tất nhiên phải sinh bệnh rồi. Nếu không nhanh chóng phục hồi cân bằng, thì có thể sẽ ngày càng nghiêm trọng, cuối cùng âm dương phân ly, điều này có nghĩa là sinh mệnh kết thúc rồi.
Do đó, bất luận là châm cứu huyệt vị để điều chỉnh kinh lạc, hay là dùng thuốc uống hoặc âm nhạc điều dưỡng, mục đích đều là hồi phục cơ chế của cơ thể về bình thường.
Nhưng mà chỉ hiểu được lý âm dương, làm cho mọi người có chút không biết bắt đầu từ đâu, thế là Đế vương thượng cổ lại truyền xuất ra phương pháp trị bệnh ngũ hành. Dưới âm dương, lại phân nhỏ ra ngũ hành, ngũ hành chính là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ, 5 nhân tố lớn cấu thành vũ trụ, vạn sự vạn vật.
Năm hành này đối ứng ngũ tạng – Phế, Can, Thận, Tâm, Tỳ, liên đới cả toàn bộ hệ thống. Nếu một tạng khí trong 5 tạng bị thương tổn, thì có thể sẽ làm cho một nhân tố trong ngũ hành suy nhược hoặc xuất hiện bất thường. Điều này làm cho sự cân bằng của ngũ hành tương sinh tương khắc bị phá vỡ, cả bộ hệ thống cơ thể sẽ rơi vào trạng thái hỗn loạn, do đó ngũ hành liên quan đến âm dương cân bằng.
Quan hệ ngũ hành với tạng phủ, sắc vị… (Ảnh: Ydvn.net)
Đại phu có thể căn cứ các mạch tượng khác nhau mà phán đoán tạng khí nào bị thương tổn, thông qua đường kinh lạc nào dùng thuốc hay kim châm cứu, để phù trì (giúp đỡ nâng đỡ) cơ quan tạng bị thương tổn, hoặc đồng thời khắc chế tạng khí quá cường (thịnh), hồi phục lại cân bằng.
Vì để đạt được mục đích này, Đại phu cần phải làm sao để phương pháp chẩn đoán phải chuẩn xác, và sau khi chẩn đoán xong, làm sao lợi dụng tính năng khác nhau của dược vật và tác dụng khác nhau của huyệt vị, đạt được mục đích điều chỉnh ngũ tạng hướng về thế cân bằng, chính là một việc không hề dễ dàng.
Ngoài việc phải nắm rõ toàn thể kinh lạc, huyệt vị, cho đến tính năng của thuốc Trung dược, còn phải nắm được thói quen sinh hoạt của bệnh nhân, đối ứng bốn mùa, đối ứng tính chất khác nhau của nam – nữ, người già – trẻ em, cẩn thận trị liệu. Kinh nghiệm và yêu cầu y thuật là vô cùng cao. Người bình thường rất khó nắm bắt. Thế là Nhật Bản liền áp dụng một phương pháp dưỡng sinh đơn giản nhất.
Ngũ sắc ngũ vị đối ứng ngũ hành điều chỉnh ngũ tạng
Nhật Bản thời cổ đại, thường người dân không phải lúc nào cũng tìm được thầy được thuốc để trị bệnh, vậy nên tuân thủ theo chỉ đạo của dưỡng sinh. Để phòng bệnh dưỡng sinh chính là duy trì cân bằng của ngũ hành, chú trọng khi nấu nướng cần chú ý ngũ sắc ngũ vị phối hợp hợp lý.
Ngũ sắc, ngũ vị có trong ẩm thực Nhật Bản. (Ảnh: epochtimes.com)
Ngũ sắc chính là trắng, xanh, đen, đỏ, vàng. Ngũ vị là cay, chua, mặn, đắng, ngọt. Lần lượt đối ứng kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Cũng chính là 5 tạng phế, can, thận, tâm, tỳ. Mỗi ngày trong ăn uống ẩm thực, ăn đầy đủ ngũ sắc và ngũ vị này, thì có thể giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng khỏe mạnh.
Do đó mọi người chú ý quan sát sẽ thấy, màu sắc thức ăn của Nhật Bản phối hợp hết sức mỹ quan đẹp mắt, còn sẵn có phong vị tự nhiên theo mùa. Đặc biệt đến ngày Tết nấu nướng, càng rõ ràng, chúng ta xem trong hộp cơm Nhật Bản thích phối hợp đậu đen, đậu đỏ, đậu tương, thích ngũ cốc hoa màu ngũ sắc đều phải đầy đủ, đều là nguyên nhân này. Màu sắc đen trắng, thường các dân tộc khác không chú trọng lắm, nhưng Nhật Bản lại vô cùng chú trọng, đối với dưỡng phế và thận rất dụng tâm.
Lại xem ngũ vị, mặn, ngọt, chua, mọi người có thể cảm thấy rất quen thuộc, nhưng mà vị cay và vị đắng, thể hiện ở đâu? Rất đơn giản, thể hiện trong các gia vị, dược vị mà họ thường dùng như gừng, hành, củ cải ngựa, củ cải xay, bưởi chanh… Còn có “Thất vị hương” (shichimi togarashi: Gia vị nêm tổng hợp gồm 7 vị khác nhau – hạt tiêu, ớt đỏ, hạt gai, vỏ quýt khô, rong biển, vừng đen và vừng trắng, hạt anh túc) tùy thời  lúc nào cũng có thể rắc lên món ăn.
Đậu phụ ăn sống phối với bột gừng hành, tính chất hàn lạnh của đậu tương do đó mà được trung hòa, không tổn thương cơ thể. Cá và thịt, phối hợp với củ cải xay và chanh để giúp tiêu hóa khử mùi hôi tanh và phân giải chất béo, phối với củ cải ngựa để khử khuẩn, đều là phương pháp ẩm thực âm dương cân bằng và vô cùng lành mạnh.
Sự kết hợp hài hòa sắc, vị trong món ăn giúp tái lập quân bình cho cơ thể. (Ảnh: life-rhythm.net)
Nói về vị đắng, là vị mà trong ăn uống khó tiếp xúc nhất, mọi người ăn quá ít, tương ứng với người hiện đại chịu khổ quá ít, đồ ngọt lại ăn quá nhiều, do đó rất dễ khiến cơ năng tạng thận bị yếu đi (vị ngọt thuộc thổ khắc thận thủy), làm xương răng có thể không chắc chắn, sức chịu đựng tâm lý cũng yếu đi.
Rất may là Nhật Bản để lại tập quán uống trà truyền thống, mỗi ngày sau ăn cơm uống trà, thế là vị đắng được thụ nạp thêm để cân bằng ngũ hành. Người Tây phương uống cà phê, nạp vào cũng là vị đắng, đều có đạo lý khác trong đó. Nhưng mà vị gì thì cũng không được thái quá, cũng như không được ít quá. Lấy “trung dung” (quân bình) mà truyền thống đề xướng làm chuẩn, bảo trì cân bằng ngũ hành tương sinh tương khắc của cơ thể.
Nhật Bản ăn dưa chuột cả vỏ, như vậy sẽ không tích thực thiêu đốt tâm; ép nước cam, nước táo ép cả vỏ và hạt, ép toàn bộ nguyên quả; ăn cá thích ăn cả con cá nhỏ, còn thích giã xay cả con sau đó làm thành bánh cá (món Oden mùa lạnh là món ăn bánh cá phối rau củ, đậu phụ). Chú trọng nấu ăn dùng trứng, đều thể hiện dưỡng sinh quan “nhất vật toàn thể”, mà ngũ sắc ngũ vị lại vận dụng lý ngũ hành.
Dân tộc Nhật Bản không có sở trường trị bệnh bằng Trung y, nhưng trong ẩm thực lại vận dụng lý luận Trung y căn bản là âm dương ngũ hành cân bằng một cách có trí huệ, giúp cho người dân của họ đời đời thọ ích, ăn uống mà đạt được khỏe mạnh một cách không ý thức, ăn uống hợp lý trường thọ.

Chủ Nhật, 25 tháng 2, 2018

Những món chay lạ mà quen cho ngày Tết tròn đầy, sung túc

Những món chay lạ mà quen cho ngày Tết tròn đầy, sung túc

Những món ăn từ thịt cá vốn rất quen thuộc trong các buổi tiệc tùng ngày tết. Tuy nhiên, những món ăn giàu đạm và chất béo này thường dễ gây ngán và ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe, chính vì vậy ngay nay nhiều gia đình đã lựa chọn bổ sung thêm các món chay cho mâm cỗ ngày tết của mình.

Người ta quan niệm, ăn chay ngày Tết là để bớt sát sanh, cầu cho năm mới nhiều bình an. Không chỉ vậy, ăn chay cũng là một cách để thanh lọc cơ  thể và cân bằng dinh dưỡng. Bài viết này sẽ liệt kê một vài món chay dễ chế biến tại nhà. Hy vọng rằng nó sẽ giúp cho mâm cỗ ngày tết của bạn thêm phần ngon miệng.
Chả dò Phù Trúc


(Dẫn ảnh: Vatgia.com)

Món chay có cái tên mĩ miều này thực ra được làm từ váng đậu, sau đó được chiên lên giống như món chả nem thông thường. Tuy nhiên người ta đã biến tấu phần nhân của chúng bằng đậu hũ hoặc khoai môn, khoai mỡ, bắp,… cho phù hợp với khẩu vị từng gia đình khác nhau.
Váng đậu chiên giòn


(Dẫn ảnh: Hmongbuy.net)

Váng đậu đem ướp thêm chút gia vị, rồi chiên lên cũng đủ tạo thành món ngon đầy hấp dẫn. Với những miếng váng đậu không đủ lớn, không gói chả giò được, chúng ta có thể tận dụng làm món này.
Chả khoai tím chiên


(Dẫn ảnh: Cooky.com)

Món chả khoai tím chiên (còn gọi là khoai mỡ) tuy nghe hơi lạ, nhưng lại rất dễ chế biến. Thay vì cắt lát, người ta sẽ bào nhuyễn những củ khoai tím rồi trộn chúng với bột nếp, bột năng cùng một chút sữa. Sau đó, nặn thành miếng to nhỏ tùy ý và chiên trên chảo dầu. Miếng khoai béo, bùi, giòn rụm sẽ chắc chắn là món khoái khẩu cùa nhiều người trong dịp tết này.
Rau củ xào chay


(Dẫn ảnh: maggi.com)

Bằng cách dùng các loại rau củ có vị ngọt tự nhiên, bạn cũng có thể làm món rau củ xào chay ngon và đậm đà mà không ngấy. Không những ngon, món này còn rất bắt mắt, giúp cho mâm cỗ ngày tết của bạn càng thêm nổi bật.
Đậu hũ kho nấm rơm


(Dẫn ảnh: Cookpad.com)

Món kho này không những đơn giản mà còn giúp bà nội trợ tiết kiệm thời gian, thời gian chế biến chỉ mất 30 phút. Bí quyết làm món đậu hũ kho nấm ngon là bạn hãy chờ cho món ăn gần chín thì mới cho nấm, để nấm thấm mặn vừa đủ. Ngoài nấm rơm, bạn dùng nấm hương, nấm đông cô để kho cũng rất thơm ngon.
Gỏi cuốn nhân chay


(Dẫn ảnh: raovatthatnhanh.com)

Món gỏi cuốn, với vị ngon nhẹ nhàng, là món ăn được nhiều người ưa thích. Giản dị với chút rau, bún, đậu hũ,… gỏi cuốn chay ăn vừa ngon vừa dễ chịu. Một bát nước chấm đậm đà chắc chắn sẽ giúp cho món gỏi cuốn của bạn thêm phần ngon miệng.
Canh rau củ nấu chay


(Dẫn ảnh: nhacohainguoi.com)

Một món canh khác cũng đơn giản không kém, những sẽ giúp cho mâm cỗ của bạn thêm phần hấp dẫn. Điểm nhấn của món canh chính là những miếng ngô vàng đượm. Chẳng những bắt mắt, thành phần này sẽ giúp bát canh của bạn có vị ngọt tự nhiên, ăn vào cảm giác thanh nhẹ, ngọt mát rất tuyệt vời.

Thứ Sáu, 23 tháng 2, 2018

Mùa xuân là thời điểm quét sạch virus cúm ra khỏi nhà, hãy làm theo quy trình 4 bước này Không khí ẩm là điều kiện thuận lợi để ngăn ngừa bệnh cúm.

Cúm mùa là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus cúm gây nên (thường là do các chủng cúm A(H3N2), cúm A(H1N1), cúm B và cúm C). Tại Việt Nam, cúm xuất hiện quanh năm nhưng thường tăng cao hơn vào mùa đông xuân.
Bệnh có khả năng lây nhiễm rất cao qua đường hô hấp, từ các giọt nước bọt hoặc dịch tiết mũi họng do hắt hơi, ho khạc thậm chí là tiếp xúc với các đồ vật nhiễm mầm bệnh…
Hãy tưởng tượng khi một người bị cúm, anh ta sẽ gieo rắc những con virus khắp nơi, từ quán cà phê, trên xe bus và trong thang máy. Ai đó khác có thể vô tình nhiễm virus và mang nó về nhà hoặc tới văn phòng làm việc.
Ở các nước nhiệt đới như Việt Nam, không khí ẩm ướt của mùa xuân dễ bắt virus trôi nổi trong không khí, khiến chúng bám vào các bề mặt trong nhà. Đây là điều kiện thuận lợi cho phép bạn phòng tránh lây nhiễm cúm qua đường không khí.
Nhưng ngược lại, nó cũng làm tăng nguy cơ lây nhiễm gián tiếp qua các bề mặt nhiễm mầm bệnh. Nếu không kịp thời quét sạch virus, chúng vẫn có thể khiến cho một nửa số đồng nghiệp hoặc cả gia đình bạn bị lây nhiễm.
Vậy làm thế nào để “dội những quả bom nguyên tử” xuống thế giới của những con virus cúm đang xâm chiếm văn phòng và ngôi nhà của bạn?
Mùa xuân là thời điểm quét sạch virus cúm ra khỏi nhà, hãy làm theo quy trình 4 bước này
Cách tốt nhất là làm theo một quy trình được gọi là Phòng chống và kiểm soát lây nhiễm. Nó đã được sử dụng và tỏ ra khá hiệu quả trong môi trường bệnh viện suốt nhiều thập kỷ. Lí do tại sao bạn thấy các bác sĩ tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân và mầm bệnh mà không bị ốm: Bởi họ có một quy trình phòng chống và kiểm soát lây nhiễm.
Bây giờ, tất cả những gì bạn cần làm là thay đổi tư duy: Bạn phải xem ngôi nhà hoặc văn phòng của mình giống như một bệnh viện. Sau đó, bằng cách làm theo một vài bước đơn giản, bạn có thể giảm nguy cơ lây virus cúm cho chính mình, người thân và đồng nghiệp:
1. Tránh chạm tay lên mặt
Bước đầu tiên trong quy trình phòng ngừa và kiểm soát mầm bệnh là xác định cách chúng lây lan. Đối với bệnh cúm, có hai con đường lây lan chính. Thứ nhất là truyền trực tiếp từ người này sang người khác, thông qua dịch cơ thể (nước miếng hoặc nước mũi) khi họ ho, hắt hơi và để lại trong không khí.
Con đường thứ hai là lây truyền gián tiếp, trong đó, chúng ta chạm vào những bề mặt, đồ đạc chứa virus của người bệnh để lại. Sau đó, virus dính trên tay có thể lây nhiễm vào đường hô hấp bởi một bản năng tự nhiên của con người: Chúng ta rất hay chạm tay vào mặt mình, vì đủ mọi nguyên nhân khác nhau như dụi mắt, gãi ngứa, ngoáy mũi, bóp trán…
Bởi vậy, hạn chế chạm tay lên mặt có thể là một chiến lược đầu tiên để ngăn ngừa bệnh cúm. Theo một nghiên cứu, trong 1 giờ, một người trung bình sẽ chạm tay lên mặt mình 23 lần. Trong số đó, 44% các cú chạm tay này mang theo chất nhầy cơ thể (nước mũi, nước miếng, nước mắt...). Một con đường lây lan bệnh cúm mà nhiều người đã bỏ qua chính là những cú chạm tay lên mặt
2. Hơi nước có thể tiêu diệt virus cúm
Bước tiếp theo sau khi đã hiểu được các con đường lây nhiễm của virus cúm, đó là tìm ra các phương pháp để ngăn ngừa hoặc kiểm soát chúng.
Đối với con đường lây nhiễm trực tiếp, cách tốt nhất để ngăn chặn nó là cách ly người mắc cúm với người khỏe mạnh. Nhưng không giống như trong bệnh viện, biện pháp cách ly thường là không thể hoặc khó thực hiện ở môi trường gia đình hoặc cơ quan.
Lựa chọn duy nhất là làm giảm khả năng lây bệnh nhiễm virus gián tiếp từ các bề mặt. Quy trình này trong bệnh viện gọi là khử trùng.
Khử trùng khác với làm sạch thông thường, vì nó được thiết kế để diệt các loại vi khuẩn nhất định. Trong bệnh viện, các chất khử trùng được quy định và chấp thuận bởi cơ quan chính phủ. Tuy nhiên, các sản phẩm tiêu dùng cho gia đình hoặc văn phòng thì không cần thiết, thậm chí, chúng nhiều khi vô dụng với vi khuẩn.
Rất may, các chất tẩy rửa thông thường vẫn có thể giết chết virus cúm. Bạn có thể dùng thuốc tẩy pha loãng hoặc hydrogen peroxide (nước oxy già) để lau các bề mặt. Trong trường hợp không muốn sử dụng hóa chất, virus cúm cũng có thể bị giết chết bởi hơi nước, bằng cách làm biến dạng bề mặt của chúng. Bạn có thể lau các bề mặt bằng nước ấm nóng.
3. Liệt kê các bề mặt cần làm sạch
Sau khi chọn được vũ khí là các chất tẩy rửa, bước cuối cùng là xác định bề mặt cần làm sạch, những nơi mà virus đóng quân và trú ngụ. Đó là các vật dụng, đồ đạc và bề mặt mà con người hay chạm vào nhất.
Trong bệnh viện, chúng bao gồm thành giường bệnh, bàn và xe đẩy… Trong nhà là tay nắm tủ lạnh, lò vi sóng, vòi nước, công tắc đèn, núm cửa, nhà vệ sinh… Ở văn phòng làm việc, đó là bàn làm việc, chuột, bàn phím máy tính, nút ấn thang máy…
Tất cả những bề mặt này là trung gian lây nhiễm virus chính và cần được lau chùi thường xuyên. Tất nhiên, thường xuyên là một thuật ngữ tùy ý. Để biết được mức độ thường xuyên để khử trùng, bạn cần phải hiểu được khả năng sống sót của mầm bệnh trong môi trường.
Các thí nghiệm với virus cúm tiết lộ, chúng có thể tồn tại trên các bề mặt cứng trong vòng 24 giờ. Điều đó có nghĩa là khoảng mỗi ngày 1 lần, bạn nên lau dọn các bề mặt này nếu một người trong nhà hoặc ở công ty đang có các triệu chứng của cảm cúm.
Một lưu ý nữa, theo lý thuyết, khăn trải giường, khăn tắm cũng có thể lây truyền cúm. Nhưng thực tế là virus cúm chỉ có thể sống vài phút trên các bề mặt mềm. Bởi vậy, dường như bạn không cần mất thời gian giặt giũ khăn mặt hay thay ga giường hàng ngày nếu sống chung với người bị cúm.
4. Rửa tay thường xuyên
Về mặt lý tưởng, các biện pháp nói trên có thể giúp bạn quét sạch virus cúm ra khỏi nhà mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thời gian để lau dọn khắp nhà suốt ngày. Đó là lý do tại sao khử trùng bề mặt phải được bổ sung với việc rửa tay thường xuyên.
Sau khi tiếp xúc với bất kỳ bề mặt nào nghi ngờ có virus cúm từ người khác để lại, bạn nên rửa tay. Khi rửa tay, bạn nên lưu ý khoảng thời gian chứ không phải loại xà phòng là thứ có tính chất quyết định với virus cúm.
Xà phòng diệt khuẩn không diệt virus cúm, bởi vậy, bạn có thể chọn rửa thay bằng xà phòng thường cũng có tác dụng như nhau. Đa phần, chúng sẽ rửa trôi virus và các mầm bệnh khác nhiều hơn là tiêu diệt chúng.
Đảm bảo rằng bạn rửa tay đúng cách, chà xát hơn 20 giây và lau khô tay sau khi rửa. Trong trường hợp không có bồn rửa, bạn có thể sử dụng nước rửa tay chứa cồn, với nồng độ ethanol từ 62% đến 70%, miễn là bạn phải chà xát trong ít nhất 15-20 giây.
Khi được thực hiện đúng chiến lược kể trên, sự kết hợp giữa rửa tay thường xuyên và lau dọn khử trùng bề mặt sẽ giúp ngăn ngừa sự lây lan của bệnh cúm, giúp bạn quét sạch chúng khỏi nhà và văn phòng làm việc.
Thực ra, quy trình 4 bước này cũng có thể giúp ngăn chặn sự lây lan của các mầm bệnh khác, như cảm lạnh, nhiễm trùng da và các vi khuẩn đường tiêu hóa.

Tác dụng thực sự của nhụy hoa nghệ tây

Tác dụng thực sự của nhụy hoa nghệ tây – thứ gia vị đắt hơn vàng ròng
Để dùng nhụy hoa nghệ tây đạt hiệu quả chữa bệnh, cần lượng đủ nhiều và dùng thường xuyên.
Nghệ tây là loại cây được trồng lâu đời có nguồn gốc ở Tây Á và Địa Trung Hải, hiện được trồng nhiều ở Iran, Hy Lạp, Ấn Độ, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ.
Phần nhụy hoa nghệ tây được thu hái tỉ mỉ để tạo thành thứ gia vị (Saffron) quý hiếm và đắt đỏ nhất thế giới, được phong là hoàng đế của các loại gia vị. Tại Việt Nam, loại thượng hạng có giá gần 700 triệu đồng/kg.
Gia vị ưa thích của giới quý tộc
Việc sử dụng nghệ tây xuất hiện từ bình minh của lịch sử nhân loại. Ở tây bắc Iran, các nhà khảo cổ học đã tìm thấy các hang động với hình ảnh 50.000 năm tuổi có chứa các chất màu son của nhụy hoa nghệ tây.
Trên đảo Thera của Hy Lạp, ở biển Aegean, những bức tranh tường 3.500 năm mô tả một nữ thần Minoan giám sát việc sản xuất và áp dụng một loại thuốc được làm từ hoa nghệ tây.
nhụy hoa nghệ tây saffron
Từ xa xưa, người Ả rập dùng hoa nghệ tây để trang điểm mí mắt và sơn móng tay; các anh hùng cũng dùng để nhuộm áo của họ, tượng trưng cho sự vẻ vang, vinh quang.
Tại Trung Quốc, từ năm 2600 TCN đã đề cập đến tác dụng chữa bệnh của nghệ tây trong một cuốn sách. Người Ai Cập dùng nó để chữa bệnh, làm nước hoa, thuốc nhuộm và nấu ăn. Người Ba Tư cổ đại tin rằng nhụy hoa nghệ tây chữa được chứng trầm cảm và thường pha vào trà nóng.
Vào thế kỷ VIII, người Hồi giáo mang thứ gia vị này đến Tây Ban Nha và nó được sử dụng trong các món ăn cao cấp cho đến nay. Trong thời Phục hưng, nhụy hoa nghệ tây thực sự có giá trị ngang bằng vàng.
Vua Henry VIII của Anh từng dọa giết bất kỳ ai pha trộn nhụy hoa nghệ tây với những loại gia vị rẻ tiền hơn.
Vì sao nhụy hoa nghệ tây siêu đắt đỏ?
Từ xa xưa, chỉ có giới thượng lưu mới có điều kiện dùng Saffron và nay thứ gia vị này vẫn siêu đắt do sự quý hiếm.
Nhụy vàng của hoa nghệ tây thu hoạch thủ công bằng tay vào mùa thu. Để có 1kg nhụy cần khoảng 170.000 bông hoa (68kg) và trên 40 giờ làm.
Do nghệ tây là thực vật tam bội (3n=24), nên phần hoa màu tím của nghệ tây không thể tạo ra hạt, không thể sinh sản hữu tính. Mỗi cây nghệ tây chỉ có 4 hoa, mỗi bông hoa có 3 nhụy.
Để nhân giống, cần hỗ trợ của con người, sinh sản vô tính bằng phần củ dạng giả thân hành dưới mặt đất và phải đối mặt với những vấn đề sâu hại, giun tròn gây bệnh cho củ.
Giá trị trong ẩm thực và y học
Trong ẩm thực, Saffron tạo nên hương vị và màu sắc đặc biệt cho các món ăn cao cấp của Pháp, Ấn Độ, Ý, Thụy Điển, Tây Ban Nha… Hương thơm của nhụy hoa nghệ tây gợi mùi mật ong thoang thoảng với đặc trưng là mùi kim loại cùng với mùi cỏ hay cỏ khô, hơi ngọt, tạo cho thực phẩm một màu vàng cam rực rỡ.
Chỉ cần một vài sợi nhụy hoa nghệ tây là có thể có được món ăn ngon hoàn hảo về mùi, vị và màu sắc.
Nhụy hoa nghệ tây có chứa nhiều flavonoid, vitamin và apocarotenoid nên cả y học cổ truyền và y học hiện đại đều sử dụng với tác dụng an thần, trừ đờm, kích thích tình dục, trị những bệnh như tiêu chảy, tổn thương tim, hạ đường huyết, giảm mỡ máu, tăng miễn dịch, đậu mùa, cảm lạnh, sỏi thận, nghiện rượu, chuột rút, chứng mất ngủ, tiểu đường, hen suyễn và trầm cảm, thậm chí có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer và ung thư.
Y học hiện đại cũng thừa nhận Saffron là một chất chống oxy hóa mạnh có thể làm giảm đau và viêm.
Tính chống lão hóa của nó đã được các mỹ nhân thời xưa dùng để làm đẹp, trong đó có Cleopatra.
Tinh dầu nghệ tây với hơn 150 chất thơm dễ bay hơn, trong đó thành phần chính là safranal (mùi thơm), picrocrocin (vị đắng) và crocin (màu sắc), cùng với các carotenoid và terpen khác có tính kháng khuẩn, kháng nấm, chống oxy hóa là một trong những loại tinh dầu có tác dụng tốt dùng để bảo quản thực phẩm.
Các bộ phận của nghệ tây như nhụy hoa, lá, củ, cánh hoa cũng có chứa các hoạt chất chống oxy hóa (phenol, flavonoid và carotenoid), tuy nhiên ở nhụy hoa là cao nhất.
Tốt nhưng phải đủ lượng và thường xuyên
Dù nhụy hoa nghệ tây có nhiều tác dụng trong ẩm thực và y học nhưng với giá đắt đỏ như vậy cần cân nhắc khi đổ xô đi mua. Nếu mua để dùng trong ẩm thực để nâng tầm món ăn, tăng tác dụng tốt cho sức khỏe qua ăn uống thì không cần đến quá nhiều thứ gia vị này.
Nếu mua với mục đích làm thuốc chữa bệnh thì quá tốn kém vì để đạt được hiệu quả chữa bệnh cần lượng đủ nhiều và dùng thường xuyên.
Chưa kể thị trường nhụy hoa nghệ tây phức tạp vì lợi nhuận kinh tế mà bị làm giả rất nhiều. Nếu mua phải hàng kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Thực tế, việc làm giả Saffon đã có lịch sử lâu dài và tiếp diễn đến ngày nay. Lần đầu tiên phát hiện nhụy hoa nghệ tây giả vào thời Trung cổ ở châu Âu. Các phương pháp thường thấy bao gồm trộn lẫn với các tạp chất như củ cải đường, sợi xơ quả lựu, sợi lụa nhuộm đỏ, hoặc phần nhị màu vàng không mùi vị của hoa nghệ tây.
Đặc biệt, nhụy hoa nghệ tây dạng bột càng dễ bị làm giả với các chất độn là bột nghệ, bột ớt…
Vì vậy, khi bỏ lượng tiền lớn mua nhụy hoa nghệ tây cần phải lưu ý xem xét kỹ nguồn gốc, xuất xứ, giấy chứng nhận kiểm nghiệm và tem đảm bảo.
Hiện trên thế giới có nhiều công trình nghiên cứu về xác định loài nghệ tây.  giúp phát hiện thật giả nhụy hoa nghệ tây.

Thứ Năm, 22 tháng 2, 2018

Súp lơ xanh giúp ngừa táo bón, giảm cân hiệu quả

Súp lơ xanh giúp ngừa táo bón, giảm cân hiệu quả

Súp lơ xanh – loại rau giàu dưỡng chất giúp ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, đẩy lùi táo bón, chống lão hóa, hỗ trợ giảm cân… cực kỳ hiệu quả.
Súp lơ hay còn gọi là bông cải, hoa lơ, thuộc loài Brassica oleracea, họ Cải. Súp lơ có hai loại màu xanh và trắng. Nhưng loại xanh được sử dụng phổ biến với nhiều dinh dưỡng và công dụng tốt cho sức khỏe.
Súp lơ xanh chứa rất nhiều dưỡng chất, thành phần gồm có protein 3,5%, gluxit 4,9%, canxi 26mg%, photpho 51mg%, sắt 1,4mg%, natri 0 mg%, kali 349mg%, betacaroten 40mg%, vitamin B1 0,11mg%, vitamin C 70mg%…Ảnh minh họa.

Ngừa táo bón
Súp lơ xanh giàu chất xơ giúp hệ tiêu hóa hoạt động “trơn tru”. Vì vậy, đối với những người đang bị bệnh táo bón hành hạ thì súp lơ xanh là liều thuốc tự nhiên giúp bạn tránh xa căn bệnh khó chịu này.
Cải thiện hệ thống miễn dịch
Súp lơ xanh rất giàu vitamin C, chất dinh dưỡng thiết yếu giúp duy trì và tăng cường hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch hoạt động tốt sẽ giúp bạn tránh được bệnh tật và khỏe mạnh.
Giảm cân
Súp lơ là lựa chọn thông minh cho các bà nội trợ nếu muốn tăng cường sức đề kháng cho các thành viên trong gia đình. Bên cạnh đó, loại rau này còn một công dụng rất thần kỳ khác mà ít người biết đến, đó là hỗ trợ giảm cân.
Chống lại quá trình lão hóa
Súp lơ xanh cũng có đặc tính chống lão hóa, vì vậy mà chúng là loại thực phẩm giúp làm chậm quá trình lão hóa cơ thể. Các bạn gái nên thường xuyên bổ sung súp lơ xanh vào chế độ ăn để níu sự trẻ đẹp cho mình.
Phòng chống ung thư
Súp lơ xanh cùng một số loại rau họ cải khác như bắp cải, cải bruxen chứa các thành phần có tác dụng chống ung thư và tăng cường hệ miễn dịch.
Giảm cholesterol
Súp lơ xanh chứa nhiều chất xơ có thể hòa tan giúp làm giảm lượng cholesterol trong cơ thể.
Giảm chứng sưng, viêm
Súp lơ xanh giàu axit béo omega 3, được biết đến là những chất chống sưng, viêm hiệu quả.
Tốt cho tim mạch
Các thành phần chống sưng, viêm như sulforaphane có thể ngăn ngừa sự tổn thương đến mạch máu.
Giảm đau bao tử, ung thư dạ dày
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, thành phần sulforaphane trong súp lơ xanh và mầm của nó có thể tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP). Đây là loại vi khuẩn chính gây loét dạ dày và phần lớn tác nhân gây ung thư.
Ngăn ngừa bệnh loãng xương
Súp lơ xanh rất giàu canxi, magiê, kẽm và phốt pho. Vì vậy mà chúng giúp xương chắc khỏe. Thường xuyên ăn súp lơ xanh rất có lợi cho phụ nữ cao tuổi và phụ nữ mang thai, vì những người này có nhiều nguy cơ bị loãng xương.

Thứ Hai, 19 tháng 2, 2018

8 loại cây chữa bệnh bạn có thể trồng tại nhà

8 loại cây chữa bệnh bạn có thể trồng tại nhà
Hãy tận dụng vườn cây của mình để không cần đến những loại thuốc chữa bệnh đắt tiền.
 Những thực phẩm giúp bạn tránh xa bệnh tật
 7 loại gia vị khử độc cho cơ thể
  1. Lô hội (nha đam

Lô hội được biết đến là loại cây có thể chữa bệnh. Lô hội có tính kháng viêm và làm giảm nhẹ hội chứng ruột kích thích. Bạn có thể ăn trực tiếp gel bên trong của lá hoặc thoa bên ngoài. Lô hội cũng dễ dàng chăm sóc vì là thành viên của gia đình xương rồng. Bạn có thể trồng nó dưới ánh nắng mặt trời hoặc trong nhà. Bạn chỉ cần tưới nước mỗi tháng một lần vì lô hội không cần nhiều nước.
  1. Bạc hà

Bạc hà rất dễ trồng, nhanh lớn và làm thơm bếp của bạn. Bạc hà rất tốt cho hội chứng ruột kích thích, làm giảm đau đầu, căng thẳng, chán ăn hoặc chứng khó tiêu. Bạn có thể sử dụng bạc hà khi nấu ăn, xay sinh tố hoặc pha trà.
Cây bạc hà (thân có lông) dễ bị nhầm lẫn với rau húng (thân không có lông).
  1. Cỏ xạ hương

Cỏ xạ hương là loại thảo dược phổ biến có các đặc tính chống virus mạnh mẽ. Nó có thể giúp bạn tránh bệnh cúm hoặc cảm lạnh, giúp bảo vệ vi khuẩn có lợi trong đường tiêu hóa. Cỏ xạ hương cũng là phương thuốc tự nhiên chữa ho hoặc đau bụng. Bạn có thể nấu canh hoặc pha trà với cỏ xạ hương. Loài cây này được trồng và chăm sóc giống như bạc hà. Bạn nên đưa cây vào nơi có ít ánh nắng mặt trời.
Cỏ xạ hương
[Caption]
  1. Hoa oải hương

Hoa oải hương là một trong những thảo dược phổ biến nhất được biết đến với tác dụng làm thư giãn. Mùi hương hoa oải hương cũng là chất kích thích tình dục. Hoa oải hương có thể giúp chữa trị những vấn đề mất ngủ hay ham muốn tình dục thấp, cũng như làm giảm bớt căng thẳng. Khi cây bắt đầu nở những bông hoa tím đáng yêu, hãy ngắt lấy hoa khô tự nhiên, hoặc ngắt hoa bỏ vào túi nhỏ và nhét vào dưới gối.
  1. Cây bồ công anh

Bồ công anh thực sự là loài cỏ dại, nhưng là loại thảo dược giải độc phổ biến nhất hiện nay. Bồ công anh cũng là nguồn cung cấp chất chống oxy hóa, có thể điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn, tiêu hóa chậm, và giúp làm giảm viêm. Bạn có thể uống trà làm bằng bồ công anh phơi khô. Có thể trồng bồ công anh ở sau vườn, nhưng bạn hãy chắc chắn là không sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón.
  1. Húng quế

Húng quế rất dễ trồng, bạn có thể mua hạt húng quế ở bất kỳ cửa hàng hạt giống nào. Loài này rất tốt cho việc ngăn ngừa viêm nhiễm, tăng cường tiêu hóa, và trị mụn trứng cá.
  1. Rau mùi ta

Rau mùi ta là loại thảo dược giải độc mạnh mẽ, có thể giúp tăng cường tiêu hóa. Rau mùi cũng là chất chống viêm tự nhiên, giàu vitamin C, chất diệp lục, và magiê.
  1. Rau mùi tây

Rau mùi tây có hàm lượng dinh dưỡng và tính giải độc cao. Nó có chất diệp lục cao hơn so với cải xoăn hay rau chân vịt. Mùi tây có thể làm gia vị cho món ăn và làm sạch hơi thở của bạn. Nó cũng chứa lượng vitamin C cao hơn hầu hết tất cả loại rau. Mùi tây tốt cho làn da cũng như hệ miễn dịch, bạn có thể trồng dưới ánh nắng mặt trời hoặc để trên gờ cửa sổ.