Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2020

BỆNH GẦY ỐM

BỆNH GẦY ỐM


- Gầy còm là chỉ da thịt bị teo quắc , nhẹ cân thậm chí hom hem khẳng khiu như que củi, thường gặp ở trẻ em bị cam, lao phổi và tiêu khát, trẻ em thể trạng gầy còm, trướng bụng kém ăn, nhị tiện không đều là thuộc về bệnh cam tích có thể uống( HÒA TỲ PHIẾN 1 ) để làm mạnh sự vận hóa của TỲ.VỊ.
∆- Nếu có kiêm chứng tiểu tiện ít sắc vàng, có thể dùng ( CỦNG THỊ BỔ TIÊU PHƯƠNG 2 ) để kiện vận TỲ. VỊ tiêu Thực Lợi thủy, kiêm chứng to bụng nổi gân xanh, trướng đầy, bụng to cứng rắn, thể trạng còn thuộc thực thì cho uống ( TRỊ CAM BÀI A 3 ) để tiêu cam tích và điều lý TỲ VỊ.
∆- bụng to cổ trướng và đầy, đại tiện khô hoặc nhão, mùi chua hôi khó ngửi hoặc bị ỉa chảy do thương thực, có thể dùng ( PHI NHI PHẤN 4 ) để thanh nhiệt Khơi thông tích trệ xuống dưới nhằm ôn trung hóa trệ, tiêu cam lý tỳ. Kiêm chứng mặt Vàng phiền táo, bụng trướng hoặc Đau ở vùng rốn và bụng cho uống ( TIÊU TÍCH KIỆN TỲ PHIẾN 5 ) để tiêu bĩ tích trừ trướng bụng sát trùng khai vị.
∆- bệnh cam tích lâu ngày, thể trạng hơi kém, có thể dùng( TRỊ CAM BÀI B 6 ,) để vừa tiêu vừa bổ, kiện tỳ sát trùng, tiêu tích trừ trướng. Trẻ em gầy còm, đau quanh rốn không thiết ăn uống, đại tiện nhão và dính trệ khó chịu, bụng to cổ bé nổi gân xanh, chọn dùng bài gia giảm( PHÌ NHI HOÀN 8 ) để kiện tỳ phù chính sát trùng tiêu tích.
∆- có thêm chứng nước tiểu trắng như nước gạo, thường sốt nhẹ, ưa mát hay uống nhiều, lông tóc phờ phạc, da dẻ khô ráo, đại tiện hoặc lỏng hoặc khô, đó chính là khí đã bị hư, cam tích uất nhiệt , có thể cho uống( TIỂU NHI BẠN DƯỢC 9) để phù chính tiêu tích, sát trùng, thoái nhiệt hoặc uống bài ( MA TÍCH TÁN 10 ) để phù Tỳ kiện Vị, Thanh Hư nhiệt, tiêu cam tích.
∆- trẻ em cam tích đã khỏi Dần, có thể cho uống bài ( TRỊ CAM BÀI C 11 ) để điều bổ tỳ vị, trừ nốt cái tích còn sót lại, nếu chỉ có chứng gầy còm ,sắc mặt úa vàng, mỏi mệt chán ăn, da dẻ khô ráo tóc khô giòn, có thể dùng ( KỲ THỊ BỔ TRUNG PHƯƠNG 12 ) để kiện tỳ ích vị.
∆- Nếu có kiêm chứng đại tiện khô, yếu sức, khàn tiếng, tay chân không ấm là thuộc khí huyết đều hư, có thể dùng ( KỲ THỊ BỒI NGUYÊN PHƯƠNG 13 ) để ích khí huyết, bồi bổ nguồn gốc. Nếu thể trạng có vẻ khẳng khiu bại hoại, tự ra mồ hôi, dóc hết cơ thịt, li bì ngủ lộ con ngươi, cho uống ( KỲ THỊ CỐ THOÁT PHƯƠNG 14 ) để ít khí cố thoát.
∆- trẻ em hình thể gầy còm, hay bị cảm mạo, kém ăn đại tiện lỏng, mồ hôi trộm phát nhiệt, phát dục chậm chạp, có thể dùng ( TĂNG MIỄN KHÁNG CẢM PHƯƠNG 15 ) để ít Khí Thăng Dương, kiện tỳ bổ thận, thanh nhiệt khư tà , gầy còm gặp thời kỳ cuối của bệnh vị trường ác tính, kèm theo kém ăn, mỏi mệt, lưng đùi mềm yếu, là thuộc tỳ thận bất túc, cho uống( KIỆN TỲ ÍCH THẬN THANG 16 )
∆- phụ nữ không thấy kinh nguyệt, hình thể gầy còm, da dẻ tróc vảy, tóc rụng, mỏi mệt, đó là do bệnh can, huyết Lao cho uống ( DƯƠNG THỊ CAN HUYẾT LAO " BÀI SỐ I " 17 ) để tư âm dưỡng huyết, trị huyết tán ứ, nếu triều nhiệt, ho khan miệng lưỡi khô ráo, nên tư bổ can thận, dương âm thanh nhiệt, dùng bài ( ĐƯỜNG THỊ CAN HUYẾT LAO " SỐ II" 18 ) ∆-Bệnh phế lao và tiêu khát, có thể trạng gầy còm, tham khảo ở các mục ( KHÁI THẤU. TIÊU KHÁT)

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2020

BỆNH CHOLESTEROL.BÉO MẬP, BÉO PHÌ

BÉO MẬP.

Bệnh béo phì - Mối nguy hiểm thầm lặng không phải ai cũng biết

Béo phì là bệnh do mỡ tích luỹ quá nhiều trong cơ thể, làm thay đổi cơ năng sinh lý, sinh hoá của cơ thể, dẫn đến các tổ chức mỡ tích tụ quá khối lượng.

Béo phì là bệnh do mỡ tích luỹ quá nhiều trong cơ thể, làm thay đổi cơ năng sinh lý, sinh hoá của cơ thể, dẫn đến các tổ chức mỡ tích tụ quá khối lượng.

Khi không bị phù thũng, cơ bắp phát triển mạnh, nếu trọng lượng cơ thể vượt quá 16% tiêu chuẩn bình thường của người trưởng thành là quá trọng lượng nhưng vượt quá tiêu chuẩn từ 20% trở lên, gọi là béo phì.

Tổng trọng lượng mỡ ở nam giới bình thường tuổi 30 chiếm khoảng 15% trọng lượng cơ thể, nữ giới khoảng 22%. Nếu nam giới vượt quá 25%, nữ giới vượt quá 30-35% là mắc bệnh béo phì.

Nói chính xác hơn thì béo phì cần phân biệt với cân quá nặng do cơ bắp nở nang hoặc ứ nước trong cơ thể... do đó muốn chẩn đoán chính xác phải đo chỉ số mỡ của cơ thể.

Theo Tổ Chức Y Tế Thế Giới, hiện nay béo phì đang là đề tài mà ngành y đang quan tâm nhất là đối với các nước phát triển và đang phát triển.

Trong 20 năm qua, số trẻ béo phì tăng 53% ở Nhật, 75% ở Singapore, 60% ở Mỹ, 21% ở Đức…

Tại Việt Nam, gần đây, nhiều thống kê cho thấy trẻ lứa tuổi mẫu giáo bị béo phì đang có chiều hướng gia tăng. Số người béo phì tại các thành phố lớn cũng đang là đề tài được nhắc đến. Thậm chí trên các báo còn đưa ra những phương pháp làm giảm cân, các bài tập làm cho thân hình bớt mập...

Theo thống kê, những người dư mỡ bụng (gọi là hình trái Táo) có nguy cơ bệnh tim mạch cao hơn người nhiều mỡ hông (gọi là hình trái Lê).

Theo các chuyên viên, nếu thừa cân trước 5~6 tuổi, có nguy cơ bị béo phì khi trưởng thành.

Hội nghị quốc tế lần thứ VIII về Béo phì hợp tại Paris ngày 1.9.1998 nhận định rằng Bệnh bép phì là một vấn đề lớn đe dọa sức khoẻ cộng đồng.

Đông Y gọi là ‘Đơn Thuần Tính Phì Bán’

 

Nguyên Nhân

 

Bệnh béo phì có liên quan đến nhiều yếu tố như :

+ Di truyền : Theo báo cáo của các y gia Trung Quốc, theo kết quả điều tra trên 1.556 cha mẹ mắc bệnh béo phì, các con của họ mắc bệnh chiếm tỉ lệ trên 60%.

+ Bệnh tăng theo tuổi : Kết quả điều tra trên 31.718 người ở Bắc Kinh, Trung Quốc, tiû lệ mắc bệnh ở tuổi thiếu niên là 3%, tuổi trường thành từ 20 đến 35 tuổi là 7,4%, ở tuổi trung niên t̗ȵ; 36 đến 55 tuổi là 25%.

+ Tỉlệ mắc bệnh khác nhau theo giới tính và nghề nghiệp : theo tài.liệu điều tra của Trung Quốc, gồm 2.319 người trên 20 tuổi thì nam béo phì chiếm ti lệ 16%, nữ béo phì chiếm tỉ lệ 28 %, trong đó làm nghề cấp dưỡng chiếm 60%, công nhân xí nghiệp bia, thực phẩm chiếm 44%, số công nhân nghề khác chỉ chiếm 15%. Một số báo cáo cho thấy nữ giới đã kết hôn ở khoảng 30-39 tuổi bị béo phì nhiều nhất, hơn phân nửa phát phì sau khi sinh đẻ (do thích ăn thức ăn ngọt và chú trọng bồi dưỡng trong thời gian ‘ở cữ’ khiến cho dinh dưỡng quá dư thừa, mỡ tích tụ lại gây nên).

+ Dân thành phố bị béo phì nhiều hơn dân ở nông thôn, có quan hệ đến việc ăn thức ăn ngọt, béo... quá nhiều, thêm vào đó vận động ít dẫn đến trọng lượng cơ thể dần dần tăng lên, dù trọng lượng cơ thể vẫn như cũ nhưng thực tế lượng mỡ tăng lên còn lượng thịt giảm đi.

+ Bệnh béo phì không chỉ ảnh hưởng đến lao động, sinh hoạt, mỹ quan mà còn nguy hại nhất định đến sức khoẻ. Người trung niên và lớn tuổi béo mập dễ mắc các bệnh như Huyết áp cao, bệnh Mạch vành, Tiểu đường, bệnh Gút (Gout), Tai biến mạch não, Sỏi túi mật vv... Cũng theo tài liệu điều tra của Trung Quốc, trong số 153 bệnh nhân động mạch vành, có 120 ca cân nặng quá tiêu chuẩn 10%, chiếm tiû lệ 78,4% và 77 ca mắc bệnh béo phì, chiếm tiû lệ 50,3%. Và trong số 503 ca béo phì có đến 22,3% huyết áp trên 160/95mmHg.

Khi chất dinh dưỡng dư thừa sẽ chuyển hoá thành mỡ tích tụ trong cơ thể khiến cho mỡ nhiều lên, tổ chức mỡ sinh ra nhiều hơn là nguyên nhân trực tiếp của chứng béo phì. Mỡ dư thừa ở nam giới tích tụ nhiều ở thành bụng dưới trở thành đệm mỡ ở thành bụng. Ở nữ giới mỡ dư thừa tích tụ nhiều ở phần dưới eo lưng và phần mông.

Lượng mỡ tích tụ ở một số người cao tuổi đa số không được sử dụng, vì vậy còn được gọi là ‘mỡ bất động’, đây là một trong những dấu hiệu lão hoá.

Thiên ‘Kỳ Bệnh Luận’ (Tố Vấn 47) đã đề cập như sau: “Phàm năm vị ăn vào miệng chứa ở Vị, Tỳ vì Vị dẫn hành tinh khí. Bao tân dịch đều ở Tỳ, nên thành chứng khẩu cam (ngọt ở miệng). Bệnh đó do ăn nhiều các thứ “phì mỹ”   (béo, ngon) mà sinh ra”.

 Thiên ‘Thông Bình Hư Thực Luận’ (Tố Vấn 25² viết: “…Những chứng đó, phần nhiều do hạng người giàu sang, béo tốt, ăn nhiều chất cao lương mà sinh ra”.

Sách y học cổ truyền phương Đông từ xưa đã ghi về chứng béo phì và  phân hình thể con người làm 3 loại: phì, cao, nhục, và cho rằng phát sinh chứngphì là có liên quan với thấp, đàm và khí hư, huyết dịch hỗn trọc, lưu thông chậm. 

Nằm lâu, ngồi lâu, vận động quá ít cũng là nguyên nhân quan trọng của béo phì. Nằm lâu, ngồi lâu, khí hư tích tụ làm cho việc vận hoá bị ngăn trở, mỡ tích tụ lại gây nên béo phì.

Thất tình  nội thương như vui quá, buồn quá, giận quá... làm Can khí bị tụ lại, Can Đởm mất sự điều tiết (Can chủ sơ tiết) không chỉ ảnh hưởng đến sự vận động của Tỳ mà còn làm cho dịch mật không thể tiết ra thấm vào chất dinh dưỡng một cách bình thường, mỡ tích tụ lại bên trong gây nên béo phì.

 

 

Chẩn đoán bệnh: cần chú ý mức độ béo phì và nguyên nhân, biến chứng.

1- Đánh giá mức độ béo phì có thể dùng một trong 2 cách sau :

a) Tính Theo Cân Nặng Tiêu Chuẩn (CNTC) :

Tính theo công thức : 

CNTC (Kg) = chiều cao (cm) - 100 x 0,9. Một người có cân nặng so với CNTC vượt từ 10-19,9% gọi là mập, vượt từ 20% trở lên là béo phì.

Hoặc: Trọng lượng cơ thể hiện tại – Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn     x  100

                                Trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn

Trọng lượng cơ thể của trẻ nhỏ (kg) = tuổi x 2 + 8.

            b) Tỉ lệ Phần Trăm của Mỡ

Tỉ lệ phần trăm của mỡ (ký hiệu là F) như sau

F= (4,570/mật độ trên cơ thể – 4,142) x 100

Namgiới F = 15%, vượt quá 25% gọi là béo phì.

Nữ giới F = 22%, vượt quá 30% là béo phì.

Béo phì thường được chia làm 4 độ :

+ Béo phì độ I : cân nặng tăng từ 20 đến 30% CNTC.

+ Béo phì độ II : cân nặng tăng từ 30 đến 40% CNTC.

+ Béo phì độ III (nặng) cân nặng 40 đến 50% CNTC.

+ Béo phì độ IV (nặng) cân nặng 40 đến 50% CNTC.

c) Tính theo chỉ số khối cơ thể (Body Mass Index) viết tắt là BMI, tính theo công thức:

BMI = cân nặng (kg)

                       chiều cao (m2)

Người cân nặng bình thường thì chỉ số BMI là 18,5 - 25, dưới 18,5 là gầy ốm.

Béo phì độ I : 25 - 29,9 béo phì độ II : 30-40, béo phì độ III : trên 40.

2. Hỏi tiền sử bệnh, kiểm tra lâm sàng, cận lâm sàng, và lâm sàng, loại trừ bệnh thứ phát.

3. Chú ý hỏi tiền sử gia đình, thời gian mắc bệnh, chế độ ăn uống, kiểm tra huyết áp, lipit huyết, đường huyết, đo độ dày của mỡ, sự phân bố của mỡ trên cơ thể (toàn thân, bụng hay chân tay béo phì...), đo chỉ số mỡ nếu có điều kiện.

Tóm lại: Nếu trọng lượng cơ thể thực đo mà vượt quá 20% so với trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn, đồng thời tỉ lệ phần trăm mỡ vượt quá 30% là bị béo phì.. Trong lượng cơ thể vượt quá 30-50% đồng thời tỉ lệ mỡ vượt quá 35-45% là bép phì độ vừa.  Trong lượng cơ thể vượt quá 50% trở lên đồng thời tỉ lệ mỡ vượt quá 45% là bép phì độ  nặng..

 

Triệu Chứng 

 Dựa theo triệu chứng lâm sàng, có thể phân  những người béo phì thành 5 loại:

1) Loại Tỳ Hư Thấp Trở: Béo phì, phù, mệt mỏi, uể oải, thân thể nặng, tay chân nặng, tiểu ít, bụng đầy, rêu lưỡi trắng nhờn, mạch Trầm, Nhu.

2- Loại Vị Nhiệt Thấp Trở: Béo phì, đầu nặng, choáng váng, thân thể mỏi mệt, khát, thích uống, rêu lưỡi hơi vàng nhờn, mạch Nhu.

3- Loại Can Khí Uất Trệ: Béo phì, ngực đầy, hông sườn trướng tức, kinh nguyệt không đều hoặc bế kinh, mất ngủ, hay mơ, lưỡi sẫm, mạch Nhu.

4- Loại Tỳ Thận Lưỡng Hư: Béo phì, mệt mỏi, uể oải, đầu váng, lưng đau, gối mỏi, liệt dương, rêu lưỡi mỏng, mạch Trầm Nhược.

5- Loại Thận Dương suy: Béo phì, đầu váng, lưng đau, chân mỏi, ngũ tâm phiền nhiệt, rêu lưỡi mỏng, đầu lưỡi đỏ, mạch Nhu.

 

Nguyên Tắc Điều Trị

 Khi điều trị, cần chú ý theo dõi một số điểm sau để dễ đánh giá diễn tiến của phương pháp điều trị:

+ Ba tháng là một liệu trình, hết một liệu trình nếu trọng lượng cơ thể giảm được 3kg là có hiệu quả.

+ Sau một liệu trình, nếu trọng lượng cơ thể giảm từ 5kg trở lên là có hiệu quả rõ.

+ Sau một liệu trình, trọng lượng cơ thể đạt đến trọng lượng cơ thể tiêu chuẩn, được coi là khỏi bệnh.

Trong thời gian uống thuốc, cứ cách một tháng nên ngưng uống thuốc 3-5 ngày rồi lại tiếp tục.

 Dựa vào kinh nghiệm lâm sàng, các nhà điều trị học YHCT nêu ra 8 nguyên tắc điều trị sau:

 1- Hoá Thấp: dùng trong trường hợp Tỳ Vị hoạt động yếu, thấp bị tích tụ lại dẫn đến béo phì. Triệu chứng là bụng đầy, lưỡi nhờn, mạch Nhu. Thường dùng các bài:

      + Trạch Tả Thang (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Trung): Bạch truật 8g, Trạch tả 20g, sắc uống.

+ Phòng Kỷ Hoàng Kỳ Thang (Kim Quỹ Yếu Lược): Phòng kỷ 40g, Hoàng kỳ 40g, Bạch truật 30g, Chích thảo 20g, Sinh khương 3 lát, Đại táo 3 trái. Sắc uống.

 2- Khứ Đờm: Dùng trong trường hợp có nhiều đờm, béo phì. Triệu chứng chính là khí hư, ngực đầy, thích ngủ, lười hoạt động, lưỡi nhờn, mạch Hoạt.

Bệnh nhẹ:

+ Nhị Trần Thang (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 4): Bán hạ (chế)  8g, Chích thảo           4g, Phục linh  8g, Sinh khương 7 lát, Trần bì 8g. Sắc uống lúc đói.    

+ Tam Tử Dưỡng Thân Thang (Hàn Thị Y Thông, Q. Hạ): Bạch giới tử, La bặc tử, Tử tô tử. Lượng bằng nhau. Mỗi lần dùng 12g, cho vào túi lụa sắc uống.

 Bệnh nặng:

+ Khống Diên Đơn (Tam Nhân Cực - Bệnh Chứng  Phương Luận, Q. 13): Bạch giới tử, Cam toại (bỏ lõi, chế), Đại kích. Lượng bằng nhau. Tán bột, trộn với hồ làm hoàn. Ngày uống 2 lần 1-2g với nước Gừng loãng (nhạt).    

+ Đạo Đờm Thang (Tế Sinh Phương): Bán hạ (chế) 8g, Cam thảo 4g, Chỉ thực 12g, Nam tinh (chế) 6g, Phục linh 12g, Trần bì 12g. Sắc uống.

 3- Lợi Thuỷ: Triệu chứng chính là béo phì, phù, tiểu ít, bụng đầy, lưỡi trắng, mạch Nhu.

Bệnh nhẹ dùng bài

+ Ngũ Bì Ẩm (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương): Đại phúc bì, Địa  cốt bì, Ngũ gia bì, Phục linh bì, Sinh khương bì. Lượng bằng nhau. Sắc uống nóng.

+ Tiểu Phân Thanh Ẩm (Cảnh Nhạc Toàn Thư, Q. 51): Chỉ xác 4g, Hậu phác 4g, Phục linh 8g, Trạch tả 8g, Trư linh 8g, Ý dĩ 4g. Sắc uống ấm trước bữa ăn.

Bệnh nặng:

+ Chu Xa Hoàn (Cổ Kim Y Thống, Q. 43) : Cam toại (nướng, tán  bột) 40g, Đại hoàng (sao rượu) 80g, Đại kích (nướng, tán  bột) 40g, Hắc khiên ngưu (sao)    160g, Nguyên hoa (sao dấm) 40g, Quất bì (sao) 40g, Thanh bì (sao)  40g 

Tán bột, làm hoàn. 

+ Thập Táo Thang (Thương Hàn Luận): Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, lượng  bằng nhau, tán nhỏ, mỗi lần dùng 2-4g.  Uống lúc đói vào sáng sớm. Đại  táo 10 quả sắc làm thang, hoặc chế thành  hoàn mỗi lần 2-4g, uống lúc đói,  sáng sớm.

 4- Thông Phủ: chủ yếu là dùng phương pháp xổ nhẹ. Dùng cho người béo phì do thèm ăn những thức ăn béo ngọt. Triệu chứng chủ yếu là  bụng phệ, táo bón, ngại vận động, mỗi lần vận động thì thở mệt, lưỡi đốm vàng, dầy, mạch Thực.

Thường dùng bài

 + Đại Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Chỉ thực  16g, Đại hoàng 12g, Hậu phác 16g, Phác (Mang) tiêu 12g. Cho Hậu phác và Chỉ thực vào trước, đun sôi, lọc bỏ bã, cho Đại hoàng và Phác tiêu vào trộn đều uống.

Sau 2 -3 giờ vẫn chưa thấy đi tiêu được, uống tiếp nước thứ hai, nếu đã thông đại tiện, không uống tiếp nữa.

            + Tiểu Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Cam thảo (sống) 4g, Đại hoàng 12g, Mang tiêu 8g, Sắc uống.

+ Điều Vị Thừa Khí Thang (Thương Hàn Luận): Chỉ thực 4 trái, Đại hoàng 240g, Hậu phác 60g, sắc uống ấm.    

5- Tiêu Đạo: dùng cho loại béo phì mà ngày càng thèm ăn. Triệu chứng chính là béo phì, lười hoạt động, bụng đầy, thực tích, lưỡi vàng dầy.  Thường dùng Sơn tra để tiêu thịt, Thần khúc tiêu bột, ngũ cốc, Mạch nha tiêu thức ăn (gọi là Tam Tiêu Ẩm). Bài này trị béo phì do thừa dinh dưỡng có kết quả tốt.

 6- Thư Can, Lợi Đởm: dùng trị béo phì kèm Can khí  uất kết, khí ngưng trệ hoặc huyết ứ... Triệu chứng thường gặp là béo phì kèm hông sườn đầy tức, đau, bứt rứt, chóng mặt, mệt mỏi, bụng đầy, lưỡi đỏ, rêu lưỡi có đốm vàng, mạch Huyền.

Thường dùng:

+ Ôn Đởm Thang (Bị Cấp Thiên Kim Yếu Phương, Q. 12): Bán hạ (chế) 6g, Chỉ thực 6g, Chích thảo  4g, Phục linh 12g, Trần bì 6g, Trúc nhự 8g, Thêm Gừng và Táo sắc uống. 

+ Thư Can Ẩm (Sài hồ, Uất kim, Khương hoàng, Bạc hà).

 7- Kiện Tỳ: Thường dùng kiện Tỳ bổ Thận là chính. Thường gặp trong trường hợp Tỳ khí hư yếu, cơ thể mỏi mệt, uể oải, lưỡi trắng, chất lưỡi nhạt, mạch Nhu. Thường dùng bài

+ Sâm Linh Bạch Truật Tán (Thái Bình Huệ Dân Hoà Tễ Cục Phương, Q. 3): Bạch truật 8g, Biển đậu 8g, Cát cánh 8g, Chích thảo 4g, Hạt sen 8g, Nhân sâm 8g,  Phục linh 12g, Sa nhân 8g, Sơn dược            8g, Ý dĩ 12g. Sắc, chia 2 lần uống.

+ Dị Công Tán (Tiểu Nhi Dược Chứng Trực Quyết, Q. Hạ): Bạch truật 12g, Chích thảo 4g, Đảng sâm 8g, Phục linh 8g, Trần bì  4g, sắc uống.

+ Chỉ Truật Hoàn (Tố Vấn Bệnh Cơ Khí Nghi Bảo Mệnh Tập): Bạch truật 80g, Chỉ thực 40g. Dùng lá Sen bọc cơm nung khô, tán bột, làm thành hoàn. Ngày uống 2 lần, mỗi lần 6 - 8g.

 8- Ôn Dương: Dùng trong trường hợp khí hư, dương hư kèm mồ hôi trộm, hơi thở ngắn, cử động thì thở mệt, lưng đau, sợ lạnh… Thường dùng bài

+ Tế Sinh Thận Khí Hoàn (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Hạ): Địa hoàng 320g, Đơn bì 120g, Phụ tử 40g, Phục linh 120g, Quế chi 40g, Sơn dược 160g, Sơn thù 160g, Trạch tả 120g. Tán bột. Ngày uống 8-12g.

+ Cam Thảo Phụ Tử Thang (Kim Quỹ Yếu Lược, Q. Thượng): Bạch truật 80g, Cam thảo (nướng)80g, Phụ tử (nướng, bỏ vỏ) 2 miếng, Quế chi 160g. Sắc 600ml nước còn 200ml, uống ấm.  

+ Linh Truật Quế Cam Thang (Thương Hàn Luận): Bạch truật 12g, Chích thảo 18g, Phục linh 16g, Quế chi 12g. Sắc uống.

 

Những Vị Thuốc Dân Gian Đơn Giản Giảm Béo Phì

 

+ Cải củ sống, ăn thường xuyên.

+ Bột Hải đới 2g, Ô mai muối 1 quả. Cho nước sôi hãm uống.

+ Lá sen sắc uống hoặc sắc đặc lấy nước nấu cháo ăn.

+ Bí đao (bí xanh). Thường xuyên làm thức ăn (nấu canh hoặc kho, xào).

+ Củ mài (Khoai mài, Sơn dược, Hoài sơn) nấu cháo (giã nát) ăn thường

+ Râu ngô (Bắp) lượng vừa đủ, hãm nước sôi uống thay nước trà.

+ Lá chè : nấu sôi làm nước trà đậm uống hàng ngày.

+ Đơn bì, lá cây Hoè đều 15g, sắc uống.

+ Quả thị xanh, 1 quả, cành Dâu (Tang chi) 30g, sắc nước uống, ngày 1 - 2 lần.

+ Đậu xanh, Hải đới đều 100g, nấu ăn liên tục có hiệu quả.

+ Bạch tật lê, Đậu xanh đều 30g, sắc uống ngày 2 - 3 lần.

+ Hải đới l0g, Thảo quyết minh 15g. Sắc lọc nước bỏ thuốc uống nước, ăn Hải đới.

 

                                    Châm Cứu       

 

Điều trị bằng Châm Cứu : thường dùng cho thể Tỳ hư thấp trệ hoặc thể đàm

trọc có kết quả. Phép trị chủ yếu là trừ thấp, hoá đờm, ích khí kiện Tỳ.

 

Thể Châm :

+ Chọn huyệt : Huyệt chính : Trung quản, Vị du, Túc tam lý, Phong long, Nội quan, Lương khâu, Khí hải, Túc tam lý, Tỳ du.

Gia giảm : Táo bón: thêm Thiên xu, Chi câu. Có kèm mỡ máu cao thêm Thái xung, Dương lăng tuyền.

Đối với thực chứng, dùng phép tả (vê kim, kích thích mạnh, lưu kim 20 - 30 phút, có thể thêm điện châm với kích thích mạnh (mức độ bệnh nhân chịu được). Đối với chứng hư (thường là hư hàn, chân tay lạnh, sợ lạnh, mạch yếu, mệt mỏi) dùng phép bổ (vê kim, kích thích nhẹ) kết hợp dùng cứu mỗi ngày hoặc cách nhật (Hiện Đại Trung Y Nội Khoa Học).

            + Tỳ Hư Thấp Trệ: Kiện Tỳ, lợi thấp. Châm Lương khâu, Công tôn, Tam âm giao, Thuỷ phân.

            Vị Thấp Nhiệt: Thanh nhiệt, lợi thấp. Châm Thiên xu, Hoạt nhục môn, Hợp cốc, Thượng cự hư, Nội đình, Chi câu, Thuỷ phân.

            Can Khí Uất Kết: Hoà Can, lý khí. Châm Thái xung, Khâu khư, Kỳ môn, Tam âm giao.

            Khí Trệ Huyết Ứ: Ích khí, hoạt huyết. Châm Tâm du, Cách du, Khí hải, Địa cơ, Thái xung.

            Đờm Trọc: Âm lăng tuyền, Thái bạch, Trung quản, Hoạt nhục môn, Trung xu.

            Tỳ Thận Dương Hư: Tỳ du, Thận du, Quan nguyên, Túc tam lý, Công tôn, Âm lăng tuyền (Bị Cấp Châm Cứu).

 

Những biện pháp khác cần kết hợp : 

. Hạn chế ăn đường, bánh kẹo, chất bột, giảm lượng cơm ăn hàng ngày, thay bằng ăn nhiều rau xanh, trái cây, chua, chát.

. Không nên ăn loại trái quá ngọt như Mít, Sầu riêng, Hồng xiêm.

. Ăn nhiều các loại rau Cần, rau Cải, Cà rốt, Cà chua, Xà lách.

. Ăn các loại cháo lá Sen, cháo Đậu xanh, cháo Hoàng kỳ, Đậu đỏ có tác dụng giảm mỡ.

. Không ăn mỡ động vật.

. Nên vận động thể dục, tự xoa bóp toàn thân mỗi ngày, tập khí công thái cực quyền đều là những biện pháp làm giảm cân tốt.

Chú ý phát hiện biến chứng điều trị kịp thời.

 ∆- béo mập là chỉ thể trạng mập ú vượt quá mức thể trạng bình thường.
∆- thể trạng béo mập, ăn khỏe hàng ngày hay ăn đồ béo ngọt nồng hậu, ngực bụng đầy khó chịu, vốn có nhiều đàm, chân tay nặng nề, Kiêm chứng tiểu tiện vàng sẻn, chóng mặt, ợ hơi nuốt chua, đây là thấp nhiệt đàm trọc làm Khốn đốn, trung tiêu có thể dùng ( LÂM THỊ KHINH KIỆN THANG 1) để Thanh Lợi đàm thấp Tỉnh tỳ hóa trọc.
∆- Nếu vùng ngực trướng nặng , bụng to trướng đầy, tiểu tiện rất ít,, thể chất còn khỏe, đại tiện không dễ chịu, có thể dùng ( TRƯƠNG THỊ XU CHI GIẢM PHÌ HOÀN 2 ) để quét đàm tiêu trướng, thông Phủ khơi thông giải độc, nặng hơn nữa thì dùng ( LƯ THỊ GIẢM PHÌ PHIẾN 3 ) để tả hạ trục Thủy.
∆- Có kiêm chứng chóng mặt , tiểu tiện ít là Đờm Thấp nung nấu ở trong ,can vượng, Tỳ yếu uống ( THANH TIÊU ẨM 4 ) để kiện tỳ lợi thấp, Bình can hóa đàm, giáng trọc giảm béo. Hình thể béo mập, thiếu khí lười biếng nói, mặt mắt phù nhẹ ,có thêm chứng miệng đắng khó chịu, chóng mặt, kém ăn, tiểu tiện vàng sẻn, rêu lưỡi vàng nhớt thì dùng ( PHÒNG KỶ HOÀN KỲ THANG GIA BỊ 5 ) để thanh nhiệt lợi thấp, kiện tỳ ích khí.
∆- có thêm chứng chóng mặt , táo bón lưỡi tía mặt xạm, tiểu tiện ít, ngực bụng trướng đầy là do khí hư đàm ứ và Thủy thấp câu kết với nhau ,có thể dùng ( HOÀNG KỲ HÓA Ứ GIÁNG CHI PHƯƠNG 6 ) để bổ khí hóa ứ, hóa đàm giảm chất mỡ, trục thủy thông đại tiện . Thể trang béo mập, ăn nhiều mau đói, khát nước hay uống, lại thêm chứng chóng mặt, mắt đỏ, đại tiện khô kết, vài ngày mới đi một lần là thuộc vị nhiệt trường táo, nên thanh vị thông Phủ, mát huyết Hòa trường, cho uống ( THANH THÔNG ẨM 7 )
∆- thêm chứng đại tiện khô khó đi cầu là tỳ, vị nhiệt ráo ,cho uống ( MA HÀ ẨM 8 ) để thanh tỳ, vị táo nhiệt, thể trạng béo mập, chân tay thủng trướng, khốn đốn yếu sức, chóng mặt hoa mắt, tai ù lưng mỏi, chất lưỡi ứ tối , mạch Huyền hoạt là can, thận âm hư, khí trệ huyết tứ có kiêm đàm trọc, có thể dùng ( TRIỆU THỊ TRỪ CHI GIÁNG Ứ ẨM 9 ) để tư bổ can, thận hoạt huyết hóa ứ, kiêm trừ thấp trọc.
∆- chóng mặt ù tai, thể trạng đẩy đà, tiểu tiện vàng ít, chất lưỡi tía Tối, đại tiện hoặc khô hoặc khó đi là âm hư can Vượng, nhiệt uất huyết ứ ,điều trị theo phép dưỡng âm Hoạt huyết ,bình can ,tiết nhiệt cho uống ( LÂM THỊ KHINH THÂN GIÁNG CHI THANG 10 ) .
Hình thể béo mập ở phụ nữ, thấy thêm chứng Kinh nguyệt không đều, nóng nảy hay giận, là do khí trệ huyết tứ và uất nhiệt cho uống ( THANH GIÁNG ẨM 11 ) để lý khí Hoạt huyết, giải tán uất nhiệt.
∆- Nếu ngoại hình người bệnh nhão bệu, chân tay mập mạp, sáng sớm vùng mặt bị nề, tay sưng múp míp mà yếu, giữa trưa thì đầy tức vùng bụng ngực ,tâm hoảng sợ đỏan hơi, về chiều thì lưng đùi nhức mỏi , phù nề càng nặng , Đây là thuộc chứng ứ trướng ,cho uống ( KHAI Ứ TIÊU TRƯỚNG THANG 12 ) để khai uất hành khí, Hoạt huyết ,hóa ứ, tiêu thũng trừ trướng.
∆- Nếu là bệnh thận sau khi đã dùng dạng thuốc tiêm, mi mắt bị sưng phù, mặt cũng nhờn bẩn giống như béo bệu, như cơ bắp lại teo gầy, gò má đỏ, Tâm phiền, cảm giác nóng rát và ra mồ hôi, đó là nhiễm độc dược thương âm, hư hỏa quá Thịnh và thấp nhiệt chưa Lui hết, cho uống ( GIA VỊ NHỊ GIA LONG MẪU THANG 13 ) để dưỡng âm Tiềm dương, -thanh tiết thất nhiệt, dẫn hỏa Về Nguồn.

Thứ Bảy, 10 tháng 10, 2020

GỐI SƯNG ĐAU

GỐI SƯNG ĐAU.


∆- 1 Bên hoặc 2 bên gối sưng đau gọi chung là gối sưng đau, nếu màu da ở nơi đau không thay đổi , không có cảm giác nóng nhưng cơ bị teo dần dần giống như gối hạc, gọi là Hạc Tất Phong.
∆- vùng gối sưng đau, xu hướng đau dữ dội, khó đi lại, cơ thể lạnh, chân tay lạnh, chất lưỡi đỏ rêu lưỡi trắng, mạch Phù khẩn, bệnh ở giai đoạn đầu phần nhiều là do hàn nhiệt thay đổi, tà độc vít tắc và Huyết trệ Cho uống( bài thuốc HỒ THỊ HẠC TẤT PHONG PHƯƠNG SỐ 1 ) để tán hàn, giải độc ,hoạt huyết hóa ứ , bệnh nhân vốn có bệnh này mà bị tái phát có những triệu chứng nói như trên , vùng gối sưng trướng khá nặng ,có thể uống (bài thuốc LÝ THỊ TẤT THŨNG PHONG HÀN PHƯƠNG 2 ) để Khư Hàn trừ thấp, thông lạc giảm đau, đồng thời dưỡng huyết bổ thận.
∆- hai gối sưng to và đau, sờ có cảm giác nóng, co duỗi khó, đôi khi kèm theo mình nóng , tiểu tiện vàng, tâm phiền khát nước, chất lưỡi tía tối hoặc đỏ tươi, rêu lưỡi vàng hoặc vàng nhớt, bệnh thuộc thấp nhiệt dồn xuống dưới, khí huyết bị vít lắp, điều trị theo phép thanh nhiệt, lợi thấp, hoạt huyết tiêu sưng, thông lạc giảm đau Nếu là chứng nhẹ thì dùng( bài thuốc CHU THỊ TAM ĐẰNG THÔNG TÝ THANG 3 ) nếu là chứng nặng thì dùng ( bài thuốc LÝ THỊ TẤT THŨNG THẤP NHIỆT PHƯƠNG 4 ) cục bộ có thể phối hợp ( bài thuốc CHU THỊ NGOẠI TẨY PHƯƠNG 5 ) để tẩm , ngâm hoặc rửa nơi đau.
∆- vùng gối sưng đau lâu ngày, gối to đùi bé đã chữa lâu ngày không khỏi, chất lưỡi tía sắc mặt tối , đó là đàm ứ nghẽn trở , mạch lạc không lưu thông cho uống ( bài thuốc HOẠT HUYẾT TRỤC Ứ THANG 6 ) để trừ Đàm, làm mềm chất rắn ,tiêu sưng giảm đau ,nếu thêm chứng mạch tế nhu hoặc hồi hộp đó là thứ đờm lẫn lộn với huyết hư gây nên cho uống( bài thuốc NHỊ ĐẰNG THANG 7 ) để dưỡng huyết trừ phong ,Tuyên tý thông lạc ,hóa Đàm tiêu sưng giảm đau ,nếu thêm chứng Chân Tay không ấm ,cơ đùi teo gầy, thậm chí biến dạng khớp gối hoặc các khớp toàn thân biến dạng, đó là thận suy Dương yếu, đờm ứng với phong thấp câu kép gây nên ,điều trị theo phép phù chính bổ thận , trừ phong Thông Lạc cho uống ( bài thuốc ÍCH THẬN QUYÊN TÝ HOÀN 8 ) bên ngoài thì xoa ( bài thuốc CHU THỊ CHỈ THỐNG SÁT TỄ 9 ) để phối hợp.
∆- vùng gối sưng đau nóng rát, chân tay ê mỏi vô lực ,mỏi mệt khát nước, lưỡi đỏ là do khí âm Điều hư , Đờm ứ với uất nhiệt câu kết lẫn lộn gây nên cho uống ( bài thuốc VƯƠNG THỊ HẠC TẤT PHONG PHƯƠNG 10 ) để ích khí âm trừ đờm ứ và cứ thanh uất nhiệt , gối đau, liệt mềm, mỏi mệt vô lực, hồi hộp đoản hơi, đại tiện lỏng ,chất lưỡi nhạt, mạch nhược là do khí hư Kiêm ứ trệ cho uống ( bài thuốc LÝ THỊ TẤT THŨNG KHÍ HƯ PHƯƠNG 11 ) để bổ khí làm chủ yếu , kèm theo hành ứ tiêu sưng và giảm đau.
∆- Hai đầu gối sưng to đau nhức lâu ngày không khỏi, cơ bắp ở chi dưới treo gầy , đi lại khó khăn, lưng ê mỏi, tinh thần mỏi mệt ,, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi mỏng, mạch trầm tế , Bệnh thuộc can thận suy hư, gân xương không được nuôi dưỡng cho uống ( bài thuốc LÝ THỊ TẤT THŨNG THẬN HƯ PHƯƠNG 12 ) để bổ thận mạnh gân, khỏe xương tiêu sưng kèm theo hoặc Lạc giảm đau , nếu thêm chứng hồi hộp đầu choáng là do can thận khí huyết đều hư, tà khí lưu huyết ở mạch lạc chưa hết, có thể cho uống ( bài thuốc HỒ THỊ HẠC TẤT PHONG PHƯƠNG 13 ) để bổ can thận , ích khí huyết, bổ tinh Tủy và hành ứ Thông Lạc.

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

TẮC MŨI & VIÊM XOANG & TỴ UYÊN.

TẮC MŨI & VIÊM XOANG & TỴ UYÊN.

Là loại bệnh gây nên do nhiều nguyên nhân phức tạp, dễ tái phát, khó điều trị, có tính chất chu kỳ. Nếu cơn nặng thường làm cho người bệnh mệt mỏi, bơ phờ, không muốn ăn, ngủ, không lao động được.

Đông y gọi là  Quá Mẫn Tính Tỵ Viêm, Tỵ Cứu.

Nguyên Nhân

Theo YHHĐ:

+ Do sự quá mẫn của niêm mạc mũi đối với các kích thích, được gọi là dị nguyên. Các dị nguyên thường gặp là bụi, phấn hoa, các vi khuẩn... Cách chung, đó là những dị nguyên đường hô hấp.

+ Hầu hết các bệnh dị ứng chỉ xẩy ra trên những cơ địa có tính chất gia truyền và có đặc điểm là sự bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm.

Theo YHCT:

+ Do Phế khí suy yếu: phong hàn bên ngoài xâm nhập vào làm cho Phế mất chức năng tuyên giáng gây nên chảy nước mũi liên tục.

+ Do Phế Tỳ Khí Hư: thủy thấp tràn lên mũi gây nên. Phế chủ khí, liên hệ với sự hô hấp. Tỳ chủ sự vận hóa các tinh túy của thức ăn, thành thanh khí, đưa lên Phế. Vì vậy, sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Mũi là đường xuất ra của thanh khí, thanh khí xuất phát từ Vị”. Tỳ thổ sinh Phế kim, nếu Tỳ khí suy sẽ làm cho Phế khí bất túc, Phế mất chức năng tuyên giáng thì nước mũi sẽ sẽ tụ lại, hàn và thấp tụ lại lâu ngày gây nên bệnh.

+ Do Thận khí hao tổn, Phế khí không được ôn dưỡng: Phế chủ sự hô hấp, đưa khí ra vào, Thận chủ nạp khí, vì vậy giữa Phế và Thận có sự liên hệ điều hòa khí.

Nếu Thận hư yếu, bất túc, không nạp được khí, khí không trở về nguồn được, khí ở Phế sẽ bị hao tán, phong tà nhân cơ hội đó xâm nhập vào làm cho nước mũi chảy liên tục.  Nếu Thận dương hư yếu, hàn thủy sẽ trào lên mũi gây ra chứng nước mũi chảy không cầm.

Thiên ‘Tuyên Minh Ngũ Khí Luận’ (Tố Vấn 23) viết: “Năm khí gây nên bệnh... Thận phát ra chứng hay vươn vai, hắt hơi...”.

+ Do Phế kinh có uất nhiệt: Phế có chức năng tuyên giáng, nay nếu Phế có uất nhiệt thì chức năng tuyên giáng bị rối loạn, hỏa nhiệt sẽ bốc lên mũi gây nên nghẹt mũi, muốn đẩy tà khí ra ngoài thì phải hắt hơi liên tục.
 

Triệu Chứng: Thường xuất hiện đột ngột từng cơn hoặc lúc sáng sớm, khi thời tiết thay đổi.
Trên lâm sàng thường có ba triệu chứng điển hình:

+ Cơn hắt hơi từng loạt, ngắn hoặc dài hàng giờ. Bắt đầu là cảm giác cay, ngứa, buồn, nóng trong mũi, lan xuống hàm ếch, lan lên mắt, sau đó là hắt hơi từng tràng dài liên tục, không tự kềm chế lại được làm cho người bệnh bơ phờ, mệt mỏi.

+ Chảy nước mũi trong, nhiều, và liên tục như vòi nước cứ rỉ nước ra nhiều đợt, đồng thời có cảm giác mắt nóng, chảy nước mắt, ra ánh sáng càng khó chịu hơn, đầu đau.

+ Nghẹt mũi hoàn toàn, không thở bằng mũi được, cả lúc nằm và lúc ngồi,cổ khô, đầu đau, các xoang ở mặt có cảm giác căng đau.

Khi ra ngoài trời, gặp gió những triệu chứng càng tăng lên, sáng sớm mũi nặng lên, đêm về lại đỡ hơn.

+ Theo YHCT.

- Do Phế Khí Hư Yếu, Cảm Phong Hàn

Chứng: Bình thường hay sợ gió, hay bị cảm, gặp gió lạnh là phát bệnh, mũi ngứa, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hơi thở ngắn, khan tiếng, hoặc có khi tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hư, Nhược.

Điều trị:  Ôn bổ Phế, khứ phong, tán hàn.

Dùng bài:

Ngọc Bình Phong Tán (27) hợp với Thương Nhĩ Tử Tán (50).

(Ngọc Bình Phong Tán gồm Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong để ích khí, cố biểu; Thương Nhĩ Tử Tán có Tân di, Bạch chỉ, Bạc hà để tán phong phong hàn, thông khiếu (phương hương thông khiếu). Hai bài phối hợp có tác dụng Bổ Thận, cố biểu, khứ phong, tán tà, thông khiếu (Trung Y Cương Mục).

Hoặc  Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn (32), Ôn Dương Tán Phong Thang (31), Kinh Phòng Bại Độc Tán (12).

Ngoại khoa:

+ Dùng Hành, ép lấy nước cốt, nhỏ vào mũi.

Do Phế Tỳ Khí Hư, Thủy Thấp Đưa Lên Mũi

Chứng: Mũi ngứa, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi xanh, hay tái phát. Khi phát bệnh thì đầu váng, đầu nặng, thần trí mệt mỏi, hơi thở ngắn, tay chân mỏi mệt, sợ lạnh, tiêu lỏng, lưỡi nhạt hoặc có vết răng, rêu lưỡi trắng hoặc bệu, mạch Nhu, Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận, liễm khí.

Dùng bài:

Tứ Quân Tử Thang (55) gia vị: (Tứ Quân Tử Thang để kiện Tỳ, ích Phế; Hoàng kỳ bổ Phế, cố biểu, làm tăng tác dụng của bài Tứ Quân; Thêm Ngũ vị tử, Kha tử bổ Phế, liễm khí, thông tỵ khiếu, làm cho bớt hắt hơi; Tân di hoa để phương hương thông khiếu(Trung Y Cương Mục).

Kỳ Truật Thang (13) (Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Phục linh ôn bổ Phế khí, hợp với Phòng phong để khứ phong, cố vệ biểu; Bạch chỉ, Cam thảo ôn trung, kiện Tỳ; Thương nhĩ tử, Tân di, Cúc hoa tán phong, thông khiếu; Mộc thông lợi huyết mạch).

Sâm Linh Bạch Truật Tán ( 35) gia giảm.

Thuốc thổi: Dùng Bích Vân Tán (03) thổi vào mũi ngày 3 - 4 lần.

-          Do Thận Khí Hao Tổn, Phế Không Được Nuôi Dưỡng.

Chứng: Mũi ngứa không chịu được, hắt hơi liên tục, nước mũi chảy ra không dừng, sáng sớm và chiều tối bệnh nặng hơn, bệnh thường kéo dài khó khỏi, bình thường hay sợ lạnh, sau gáy, vai, lưng đều lạnh, tay chân không ấm, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần uể oải, lưng đau, chân mỏi, tiểu nhiều, tiểu đêm, cơ thể gầy yếu, chóng mặt, ù tai, hay quên, ít ngủ hoặc lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế (Thận dương hư) hoặc lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác (Thận âm hư).

Điều trị:

+ Thận dương hư: Ôn bổ Thận dương, nạp khí, trấn đế [hắt hơi].

+ Thận âm hư: Tư dưỡng Thận âm.

Dùng bài Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn (32) Thêm Hồ đào nhục, Nhục thung dung, Phúc bồn tử, Kim anh tử, Cáp giới (Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn để sơ biểu, tán hàn, bổ Phế, liễm khí, làm cho hết hắt hơi; Thêm Hồ đào nhục, Kim anh tử, Phúc bồn tử, Nhục thung dung, Cáp giới để ôn Thận, bổ Phế, sơ phong, tán hàn, làm cho hết hắt hơi).

-          Do Phế Kinh có Uất Nhiệt

Chứng: Mũi nghẹt, đau, ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho, họng ngứa, miệng khô, phiền nhiệt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền hoặc Huyền Hoạt

Điều trị: Thanh tuyên Phế khí.

Dùng bài Tân Di Thanh Phế Ẩm (40) (Hoàng cầm, Chi tử, Thạch cao, Tri mẫu, Tang bạch bì thanh nhiệt uất ở Phế Vị; Tân di hoa, Tỳ bà diệp, Thăng ma tuyên Phế, sơ khí, thanh thông tỵ khiếu; Bách hợp, Khoản đông thanh dưỡng Phế âm).

Chú ý khi điều trị: Thay đổi cơ địa là chủ yếu, tập rèn luyện thích nghi với môi trường chung quanh.


- Tắc mũi là chỉ mũi bị trở ngại khí không thông, hô hấp vướng mắc, bệnh cảm mạo cũng thường gặp chính tắc mũi, mục này chú trọng giới thiệu những bệnh ở xoang mũi là chủ yếu.
- Tắc mũi do phong hàn làm nghẽn tắc phế khí, phần nhiều kiêm chứng phát sốt, sợ lạnh, nặng tiếng hắt hơi, mũi chảy nước trong, vv... cho uống ( bài 1 viên thị tỵ Uyên Phương ) để tán ôn thông khiếu, tán hàn giải biểu.
- Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt ( có thể dùng bài 2 tân Tiền cam các Thang ) . để tán biểu thông khiếu,
- Tỵ uyên phế lợi thấp nên dùng ( bài 3 tỵ Uyên tán ) thổi vào mũi để khai khiếu hoặc ( bài 4 tỵ viêm Linh ) nhỏ vào mũi cho thông khiếu.
- những chứng nói trên Nếu tái phát nhiều lần, lỗ mũi sưng trướng và ngứa hắt hơi, chảy nước trong, dễ bị cảm mạo là thuộc phế khí hư yếu, phong vít tắc có kèm thấp tà, uất bế có thể dùng ( bài 5 Ngọc Bình thương nhĩ than ) để ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng giảm đau ,thông Lợi thấp tà.
- Tắc mũi, chảy nước mũi vàng đục, phát sốt, khát nước, sợ gió, mạch phù sát, đó là phong nhiệt uất phế, dùng ( bài 6 Tiết nhiệt tuyên phế thang ) để thanh khí tiết nhiệt tuyên phế thông khiếu.
- Kiêm chứng trong mũi sưng trướng và đau, có thể dùng ( bài 7 thanh khí túc tỵ thang ) để tán Phong, Thông Lạc hoạt huyết thanh nhiệt.
- Kiêm chứng đắng miệng tâm phiền mũi chảy nước vàng dính đặc có thể dùng ( bài 8 Quần Phương tiễn ) để tuyên phổ, thông
khiếu, thanh nhiệt ,giải độc kiêm Lợi thấp.
- Tắc mũi chảy nước vàng mà dễ cảm mạo, thì dùng ( bài 9 can thị khổ hàn Phương ) để thanh thấp nhiệt ở can đởm và thông khiếu giải độc, kiêm lợi thấp
- Tắc mũi chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục, thì cho uống ( bài 10 Thăng ma giải độc thang ) để làm sạch nhiệt độc ở Dương Minh, Tiêu mủ và lợi khiếu Tiêu sưng.
- những chứng trên tắc mũi do Phong nhiệt, đều có thể phối hợp dùng ( bài 11 ban miêu thiếp tễ )để dán có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, thông Lợi khiếu mũi.
- Tắc mũi chảy ra nước đục dính và hôi đầu căng trướng, đắng miệng, ngực khó chịu, bụng vĩ đầy ,mất ngủ, kém ăn ,rêu lưỡi vàng nhớt ,là do thấp nhiệt nung nấu ở trong can đờm, tỳ vị,
Nếu nhẹ dùng ( bài 12 Hoắc hương hoàn ) để thanh nhiệt hóa thấp, nặng thì dùng ( bài 13 Quyên tý thông khiếu phương ) để thanh nhiệt giải độc táo thấp lý tỳ, quyên tý thông lạc.
- Tắc mũi lâu ngày không khỏi, làm tổn hại chất dính ở phần âm, có tính chất kéo dài lúc nặng lúc nhẹ , khứu giác giảm dần ,môi khô mà ngứa ,họng khô mạch tế vv... là thuộc táo nhiệt, thương âm cho uống ( bài 14 can thị dưỡng âm Nhuận phế Thanh táo Phương) để dưỡng âm thanh táo, nhuận phế.
- kiêm chứng tâm phiền dễ cáu giận, đầu choáng váng là do can thận âm hư, hư nhiệt xông lên, dùng ( bài 15 dục âm sinh tân tiết nhiệt phương) để nhu can thanh nhiệt, tư thận sinh âm.
- Nếu có mỏi lưng, sốt nhẹ , tâm phiền, khát nước, đầu choáng váng, triều nhiệt mồ hôi trộm là do can thận.âm suy, hư hoat đốt trong ( dùng bài 16 Tư bổ thận âm thang ) để tư âm ích thận, thanh giải bỏ hư nhiệt.
- Tắc mũi tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác giảm sút ,Thậm chí không ngửi được gì ,nước đặt vít lấp, chất lưỡi tía tối, đó là huyết ứ làm ngăn trở khiếu mũi ,có thể dùng (bài 18 Gia giảm thông khiếu Hoạt huyết thang ) để hoạt huyết thông trệ ,bán kết thông khiếu.
- Nếu tắc mũi kéo dài thậm chí sống mũi sưng trướng có khối sưng ở cạnh cổ dẫn đến đau đầu kèm ăn mạch trầm sát, gốc lưỡi có riêu trắng nhớt, phần nhiều do đờm trọc ngưng tụ, hóa độc gây nên, dùng ( bài 18 Chu thị tỵ yết nham lâm ba chuyển di phương ) mà điều trị.
Trung y Sư Thích Minh Đạo