Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Bảy, 31 tháng 3, 2018

Tháng đầu sau sinh, mẹ NHỚ DẶN người nhà làm đủ 12 món này cho ăn, ra tháng mẹ đẹp mướt mát, con bụ bẫm thông minh!



Mẹ nào sắp sinh còn lăn tăn không biết mai mốt đẻ xong phải ăn uống như thế nào, có bí kíp gì để ra tháng mẹ đẹp “trông mòn con mắt”, con thì bụ bẫm ngấn nào ra ngấn đấy thì cứ làm theo em nha. Bảo đảm không thất vọng đâu.
Các chị biết không, hồi chưa có chồng nhìn em đen thui, quê mùa kiểu gì ấy. Em cũng nhỏ con, lùn tịt nữa nên sợ mai mốt đẻ con ra nó cũng chút xíu èo uột giống mẹ thì khổ. Rồi đến khi lấy chồng, có bầu, sinh con, mẹ em kêu:
“Tao phải tranh thủ thay máu cho mầy đẹp mới được, chứ nhìn ớn quá!”. Thế là suốt 1 tháng ròng, mẹ cho em ăn thực đơn riêng.
Có món ngon lắm nhưng mà cũng có món kì cục gì đâu á. Nhưng tính em vừa lười vừa khó, không thể nổi mấy vụ xông hơ, bôi gừng nghệ, ủ muối rang gì gì đó cho đẹp nên cố gắng ăn uống theo cách mẹ chỉ để vớt vát cái nhan sắc tàn tạ sau sinh này.
Không cần 3 tháng nha các mẹ, chỉ 1 tháng sau đó vào đúng lễ thôi nôi con em ý, ai đến dự cũng khen em đẹp, da dẻ trắng trẻo, hồng hào, thằng con 1 tháng của em thì trộm vía béo ú lên, các bà các cô giành nhau bế. Cảm thấy hãnh diện ghê gớm. Kiểu này mai mốt ra đường không ai nhận ra em mất, tưởng hot girl thành phố về làng nữa quá! Hihi

Ảnh: Internet

Đây, mẹ ruột cho em “chiến” mấy thứ này nè, cũng không phải mấy thứ sang chảnh gì đâu nhưng mà hiệu quả lắm, các mẹ thích thì lưu lại mai mốt xài nha, đẹp khỏi cần đụng tới mĩ phẩm. Con bú mẹ ú ụ luôn cho coi.
-Gà chưa biết gáy xào củ nghệ: Mẹ em bảo chửa đẻ phải cho ăn cơm với món này sẽ nhanh lành vết thương và da đẹp ra. Em có biết đâu cứ vô tư mà chén. Giờ lên mạng coi mới biết thịt gà bổ, ít chất béo, mẹ bỉm sữa ăn vô tư, có dinh dưỡng cho con mà không sợ bị béo phì. Đó là lý do vì sao các ông tập thể hình, các chị người mẫu hay ăn thịt gà. Nghệ thì làm lành vết thương, trị sẹo chắc mẹ nào cũng biết rồi. Còn vụ phải nấu bằng thịt gà chưa biết gáy chắc là để cho thịt nhanh mềm, không bị dai, mẹ ăn dễ tiêu.








Ảnh: Internet

-Cháo cá: Ban đầu em cứ nghĩ cháo cá thì chỉ tốt cho bà bầu thôi vì mọi người hay nói cháo cá chép, cháo cá diêu hồng an thai á. Nhưng mà ăn riết mới thấy cháo cá ngon và bổ cho mẹ sau sinh lắm. Vừa có nhiều sữa cho bú vừa lành tính, ít tăng cân, nhẹ đường ruột hơn so với cháo chân giò, chân chó gì đấy. Hôm bữa em còn đọc được bài nói cháo chân giò, chân chó bà bầu không nên ăn nữa đấy. Thế mới thấy mẹ em cho ăn cháo cá là quá chuẩn.








Ảnh: Internet

-Canh mướp: Ăn canh mướp sữa về nhiều mà thơm nữa, con em thích bú lắm. Quả mướp cũng chứa nhiều vitamin cần thiết cho cơ thể. Nói thật chứ nhiều khi mệt mệt làm biếng ăn, chỉ cần có cơm trắng với bát canh mướp xào hành thôi là em cảm thấy đủ lắm rồi.








Ảnh: Internet

-Chuối sứ chín rục: Mẹ hay cho em tráng miệng bằng chuối sứ chín rục. Em hỏi mẹ sao không đổi sang chuối lùn, chuối tiêu, chuối mật, chuối sáp gì đó ăn cho đỡ ngán. Mẹ bảo thực ra tốt nhất với bà đẻ vẫn là chuối tiêu nhưng không thấy chợ bán nên mẹ đổi sang chuối sứ. Chuối sứ rất giàu vitamin, làm đẹp da, kích thích nhiều sữa, sữa thơm. Chuối lùn không bằng đâu nha. Nếu muốn ăn ngon và tiêu hóa nhanh hơn thì khi nấu cơm, cơm cạn, các mẹ bỏ trái chuối sứ vào nồi hấp, ăn sẽ ngọt đậm và thơm lắm, dễ tiêu nữa. Nếu ăn tươi thì nên ăn khi đã chín kĩ, chuối càng chín hàm lượng vitamin càng nhiều.








Ảnh: Internet

Thuốc bắc: Nếu nhà có điều kiện, các mẹ có thể cắt thêm vài thang thuốc bổ về sắc uống. Thuốc bắc sẽ giúp mẹ ăn ngon, ngủ ngon, bổ máu, đẹp da, cải thiện hệ tiêu hóa. Đã xác định uống thì nên uống ngay trong những tháng đầu tiên sau sinh thì mới có tác dụng “thay máu” rõ rệt nha các mẹ. Đợi hết cữ mới uống thì tác dụng giảm đi bớt rồi. Đây là kinh nghiệm cá nhân mà em đã “chuột bạch” trước ý.
-Tinh bột nghệ pha loãng với mật ong: Thực ra em không uống tinh bột nghệ mà em uống củ nghệ tươi luôn. Mẹ em đem thái lát củ nghệ tươi rồi đun nước, mỗi lần uống cho thêm tí mật ong. Uống cái này giúp da mặt láng mịn, hồng hào, ngừa mụn, ngừa nám rất tốt. Tuy nhiên, với những mẹ nào không thích mùi nghệ hoặc dạ dày hơi yếu hơn thì nên uống tinh bột nghệ pha mật ong sẽ tốt hơn. Uống cái này chỉ cần cho nước nóng vào tinh bột nghệ quấy đều rồi thêm mật ong vào. Nhớ là không cho mật ong vô lúc nước quá nóng nha, sẽ làm mất bớt tác dụng của mật ong.








Ảnh: Internet

-Trứng gà hấp sữa không đường mật ong: Mẹ em cũng hay lấy lòng đỏ trứng gà cho vào chén, cho thêm sữa tươi không đường và 1-2 thìa cà phê mật ong vào, trộn đều, hấp cách thủy hoặc bỏ vào nồi cơm cho chín rồi đưa em xúc ăn. Ăn cái này tiện lợi, thơm ngon, nhiều sữa cho con bú mà còn giúp vòng 1 săn chắc, căng tròn nữa á. Thích lắm.








Ảnh: Internet

-Bột ngũ cốc tự xay: Các mẹ mua đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành… rang sơ cho thơm rồi xay thành bột, để dành pha thành sữa uống bổ lắm á. Nhiều sữa, sữa thơm ngon, con tăng cân vèo vèo. Mà uống cái này cũng không tăng cân nhiều đâu vì nó là ngũ cốc mà, rất giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa nữa.








Ảnh: Internet

-Canh rau ngót thịt lợn băm: Món canh này quá quen thuộc rồi, mẹ sau sinh ăn vào rất nhanh sạch sản dịch, cung cấp dinh dưỡng nữa.
-Thịt bò xào bông thiên lý: Thịt bò xào bông thiên lý ăn trong bữa cơm vừa có tác dụng bổ máu vừa giúp mẹ ngủ ngon, đẹp da.








Ảnh: Internet

-Canh đu đủ thịt lợn băm: Đu đủ xanh hay đu đủ chín ăn sau sinh đều được cả, không sợ sẩy thai nữa. Có thể nấu với xương, với thịt lợn băm rất ngọt nha. Ăn bổ, nhiều sữa, mát người nữa. Theo cá nhân em thấy thì không nên nấu với giò vì rất béo ăn nhanh ngấy, dễ thừa cân, nếu nấu không mềm kĩ ăn cũng không tốt cho răng nữa.
-Uống nước lá vằng, lá đinh lăng: Mẹ em còn kêu ba đi tìm hái mấy loại lá lợi sữa khỏe người về đun nước cho em uống. Ba em có hái lá vằng và lá đinh lăng dùng tốt lắm ạ. Sữa ra nhiều mà cơ thể mẹ khỏe nữa, ngừa rất nhiều bệnh đấy ạ. Em thấy bây giờ người ta bán mấy thứ này cũng nhiều nên việc tìm mua về uống cũng khá dễ dàng.








Thứ Sáu, 30 tháng 3, 2018

Tên thuốc Đông y: Mỗi vị đều là tinh hoa trí tuệ của cổ nhân


Ích mẫu, Địa long, Sa sâm, Đỗ trọng… không chỉ đơn giản là tên gọi, mà sau đó là những lịch sử truyền thuyết, nguồn gốc xa xưa, xuất xứ và công dụng của từng vị, từng vị. Nắm được tên gọi của thuốc giống như nắm được tinh hoa và ý chỉ của người xưa
Sự khác biệt Đông Tây y nằm ngay trong cách đặt tên cho các vị thuốc. Nhiều tên đều là miêu tả hình thái vốn có của thuốc, gắn liền với vùng miền xuất xứ, khí hậu và các yếu tố về thổ nhưỡng…
Tên gọi thú vị của các loại thuốc Đông y
Tên gọi của các loại thuốc vừa sinh động hình tượng lại vừa chính xác thỏa đáng, chắt lọc tinh hoa dễ nhớ lại vừa hàm chứa ngụ ý sâu xa phong phú thể hiện sự ý nhị độc đáo của văn hóa Trung Hoa truyền thống.
Đỗ Trọng: Tưởng nhớ một lão nông có tên gọi Đỗ Trọng.

(Ảnh: thucvatduoc.com)

Tương truyền ở Tứ Xuyên có một lão nông tên gọi Đỗ Trọng, ông bị đau lưng kinh niên khi làm đồng trở về nhà thường hay có thói quen đứng dựa lưng vào một cái cây to trước cổng nhà để nghỉ ngơi. Lâu dần bệnh đau lưng của ông không chữa tự nhiên mà khỏi, sau khi quan sát mọi người phát hiện hóa ra trong quá trình hằng ngày dựa lưng vào cái cây đó ông đã mài mòn đi vỏ ngoài của thân cây và để lộ ra thân cây màu như chỉ bạc, chính phần vỏ cây này đã phát huy tác dụng giúp ông khỏi bệnh.
Sau này khi phát hiện tác dụng điều trị các bệnh phong thấp, tê ngứa, đau lưng dưới, đau đầu gối của loại dược liệu quan trọng này nên lấy tên ông để đặt tên cho thuốc và nó được lưu truyền cho tới ngày nay.
Lưu Kỳ Nô: Tên cúng cơm của Tướng Quân Lưu Dụ, tức Vua Tống Cao Tổ

Lưu kỳ Nô. (Ảnh: commons.wikimedia.org)

Trong một cuộc hành quân, Lưu Dụ là người đầu tiên đã phát hiện ra một loại thảo dược nhỏ vô danh có tác dụng làm thuốc tan ứ huyết, thông kinh, liền vết thương, xẹp chỗ sưng mưng mủ, làm hẹp miệng vết thương, vết bỏng, vết thương bị đánh đập, bị gươm dao đâm chém vô cùng hiệu quả nên lấy tên “Kỳ Nô” là tên cúng cơm của ông để đặt tên cho loại thuốc này.
Đông trùng hạ thảo: Cặp đôi trùng – thảo tuyệt vời

(Ảnh: Zing.vn)

Đây được xem là tên thuốc có ý nghĩa nhất trong những tên gọi các loại thuốc Đông y, khi thấy vào mùa hè nấm Ophiocordyceps sinensis mọc chồi từ đầu con sâu nhô lên khỏi mặt đất. Vào mùa đông thì nhìn cặp cá thể này giống con sâu (côn trùng), còn đến mùa hè thì chúng trông giống một loài thực vật (thảo mộc) hơn. Đông trùng hạ thảo là một vị thuốc bồi bổ hết sức quý giá, có tác dụng tích cực với các bệnh như thận hư, liệt dương, di tinh, đau lưng mỏi gối, ho hen do phế hư hoặc cả phế, thận đều hư, và có tác dụng tốt đối với trẻ em chậm lớn.
Tinh hoa Đông y từ trong tên thuốc
Đông y xây dựng trên nền tảng ngũ hành kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Tên gọi của nhiều thuốc cũng xoay vần theo đó mà ra.
Ví như Âm địa quyết (cây dương xỉ), dương khởi thạch, kim thạch hộc, mộc thông, thủy ngân, hỏa ma nhân, thổ phục linh…
Lại nữa, y học cổ truyền cho rằng: Vị chua thuộc mộc nhập vào gan, đắng thuộc hỏa nhập vào tâm, ngọt thuộc thổ nhập vào tì, cay thuộc kim nhập vào phế, mặn thuộc thủy nhập vào thận. Nên trong Đông y có Toan táo nhân, khổ tham, điềm thạch liên, lạt liễu, hàm thu thạch, và ngũ vị câu toàn của “ngũ vị tử”.
Không chỉ vậy, màu sắc cũng có liên quan tới tạng phủ trong cơ thể người: màu xanh thuộc mộc nhập vào gan, màu đỏ thuộc hỏa nhập vào tâm, màu vàng thuộc thổ nhập vào tì, màu trắng thuộc kim nhập vào phế, màu đen thuộc thủy nhập vào thận, đó là ý nghĩa của 5 loại màu sắc và mối liên quan tới tạng phủ của thân thể.

Ảnh: Vforum.vn

Các loại thuốc Đông y lấy sắc để đặt tên có rất nhiều ví dụ như: thanh mộc hương, chu sa, hoàng biên, bạch truật, tạo giác. Ngoài ra còn có tên các loại vật phẩm như đậu xanh, tử hà xa…
Không những vậy, tên của 12 con giáp cũng được đặt đối ứng với tên các loại thuốc, ví dụ: Thừ niêm tử, ngưu tất, hổ trượng, thỏ ty tử, long cốt, xà sàng tử, mã bột, dương hoắc, hầu táo, kê huyết đằng, cẩu tích, trư nha tạo.
Tên một số loại thuốc lại có liên quan tới phương hướng trời đất, mùa vụ, ví dụ như Thiên nhật hồng, nguyệt quý hoa, xuân sa nhân, hạ khô thảo, thu quy tử, đông tang diệp, đông bạch thược, tây hồng hoa, nam sa sâm, bắc sa sâm…
Rồi cũng có loại thuốc lại được đặt dựa vào tính chất dược lý của chúng, chỉ cần thông qua tên gọi có thể biết được thuốc đó có tác dụng gì.
Ví dụ “Ích mẫu thảo” là tên loại thuốc dùng trong phụ khoa; “địa long” thực tế là con giun đất; “nhân trung bạch” chính là cặn của nước tiểu của người để lâu trong chậu, nước bốc hơi đi còn lại cặn đọng thành bánh, dòn và khai cũng có tác dụng làm thuốc; “Phục long can” là đất lấy ở bếp do đun nhiều bị nung khô cứng mà có, màu đất phía ngoài đỏ, trong vàng hay tía.

Ích mẫu thảo. (Ảnh: tapchidongy.vn)

“Bách thảo sương” là muội đen cạo ở đáy nồi. Muội nồi do rơm rạ, các cây cỏ đốt cháy thành khói lâu ngày hợp thành.
Các thầy thuốc Đông y khi kê đơn bốc thuốc cũng thường coi trọng nơi sản xuất của thuốc để thuốc có công dụng tốt nhất.
Ví dụ “Ngô thù du” sản xuất ở Giang Tô là có tác dụng tốt nhất. “xuyên liên” tức “hoàng liên” được sản xuất ở Tứ Xuyên là có công hiệu tốt nhất; thực phẩm đại bổ “A giao” phải chọn loại được sản xuất ở huyện Đông A tỉnh Sơn Đông; “Đảng sâm” chọn loại được sản xuất ở khu Thượng Đảng Sơn Tây; còn “Đương quy” thì phải chọn loại được sản xuất ở huyện Định Tây Mân tỉnh Cam Túc.
Thông qua tên gọi nho nhã ý nghĩa của các loại thuốc đông y đủ thấy được trí tuệ sáng láng của cổ nhân xưa, người đời đến nay vẫn khâm phục bội phần.
It seems to be impossible but it's actually easy to solve a Rubik's Cube using algorithms.

Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm

Râu bắp, cỏ nhọ nồi, mướp đắng, rau má… là những loại cây có tác dụng giải độc, mát gan hiệu quả, ít không tốn kém.

Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm
Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm

Gan là một bộ phận rất quan trọng của cơ thể, đảm nhiệm chức năng lọc máu, bài tiết độc tốc, thanh lọc cơ thể.
Những dấu hiệu gan bị tổn thương gồm cơ thể bị mệt mỏi, nhức đầu, mụn trứng cá hoặc các vấn đề về da, mất cân bằng nội tiết, rối loạn tiêu hóa, thường xuyên đầy hơi… Về lâu dài gan sẽ bị những tổn thương nghiêm trọng hơn như viêm, xơ, thậm chí là ung thư đe dọa đến tính mạng.
Giải độc gan là giúp gan tăng cường khả năng chống độc, khử độc để chuyển hóa chất độc thành chất không độc và đào thải chúng ra ngoài. Có nhiều cách để làm sạch và phục hồi chức năng gan, trong đó có các loại lá quen thuộc, dễ kiếm như râu ngô, cỏ nhọ nồi, mướp đắng, rau má, bồ công anh.
Bồ công anh
Bồ công anh là loại thảo mộc mọc hoang, có vị đắng ngọt, tính lạnh, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu thũng nên được ví như một loại kháng sinh tự nhiên. Dùng bồ công anh kết hợp với táo đỏ, không chỉ bảo vệ gan, còn có thể cải thiện chức năng thải độc của gan.

Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm
Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm

Râu ngô
Râu ngô là vị thuốc được dùng trong dân gian từ lâu. Khoa học đã chứng minh tác dụng của nó trong điều trị các bệnh: viêm túi mật, viêm gan với hiện tượng trở ngại bài tiết mật.
Lương y Đa khoa Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam chia sẻ trên… “Hiếm có loại thực vật nào chứa hàm lượng dinh dưỡng cao như râu ngô. Không chỉ có tác dụng làm trà giải khát, hạ nhiệt, râu ngô còn là một loại thuốc hỗn hợp chứa nhiều vitamin và các vi chất ở dạng tự nhiên, cần thiết cho cơ thể, chống ôxy hóa tốt hơn bất cứ một loại thuốc bổ nào”.

Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm
Các chất chống oxy hóa trong râu ngô rất tốt cho việc loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể. Hơn nữa, uống râu ngô giúp tăng cường chức năng gan, tối ưu hóa chức năng bài tiết và giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Mọi người chỉ cần đun nước râu ngô lên và uống mỗi ngày.

Rau má
Theo y học cổ truyền, rau má không độc, có tính mát, vị hơi đắng giúp làm mát cơ thể, giải độc, lợi tiểu, chống viêm… Rau má thường được dùng để chữa bệnh viêm gan hoàng đản, ngứa, rôm sảy, thanh nhiệt, mụn nhọt, bệnh máu cam, sốt…

Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm
Dùng 50g rau má (rửa sạch cả cây bao gồm rễ và lá), 20g râu ngô, sắc với 1 lít nước sau đó cô lại còn 30ml, chia đều uống 2 lần/ngày.

Cỏ nhọ nồi (cỏ mực)
“Nghiên cứu tác dụng bảo vệ gan của Cỏ nhọ nồi” do tác giả Singh (Ấn Độ) và cộng sự công bố trên tạp chí “Y sinh và dược vật học” năm 2001 đã chứng minh công dụng của nó với bệnh lý về gan như xơ gan, viêm gan, gan nhiễm mỡ…

Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm
30g cỏ nhọ nồi sắc uống mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ giải độc gan hiệu quả.

Mướp đắng
Mướp đắng giúp giải độc rất tốt cho gan, nhất là những thể độc do nóng từ trong nóng ra.
Nước cốt mướp đắng tươi giúp hạ đường huyết cho người đái tháo đường. Nước nấu mướp đắng có công hiệu thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan.

Giải độc, mát gan nhanh chóng nhờ 6 loại cây dễ kiếm
Uống nước mướp đắng để thanh nhiệt, thích hợp cho người bị chứng nóng gan.

Actiso
Atiso được xem là thần dược, có tác dụng làm sạch các độc tố trong gan, làm mát gan giúp da rẻ mịn màng, hết mụn.
Lá actiso chứa các acid hữu cơ, các hợp chất flavonoid… Hoa actiso chứa nhiều taraxasterol và faradiol, là những chất có tác dụng ức chế viêm khá mạnh. Cao actiso có tác dụng bảo vệ gan, lợi mật, hạ cholesterol… nên được dùng trị viêm gan, viêm túi mật hoặc chức năng của gan mật kém, sỏi mật.

Công hiệu bất ngờ từ cây tía tô

Tía tô dù là loại cây gia vị dân dã nhưng lại là vị thuốc ‘trứ danh’ trong Đông y được thần y Hoa Đà phát hiện.
Công hiệu bất ngờ từ cây tía tô - Ảnh 1
1. Mô tả:
Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens, còn có tên gọi khác là tử tô, tử tô ngạnh… là một trong số 8 loài cây tía tô thuộc họ hoa môi, giống như húng.
Tía tô là loại cây thảo, cao 0.5 – 1m, lá mọc đối, mép khía răng, mặt dưới tím tía, có khi 2 mặt đều tía, nâu hay màu xanh lục có lông nhám.
Hoa tía tô nhỏ mọc thành chuỗi dài ở đầu cành, màu trắng hay tím, mọc đối, 4 tiểu nhị không thò ra ngoài hoa.
Quả tía tô là dạng quả bế, hình cầu. Toàn cây có tinh dầu thơm và có lông.
Loài tía tô mép lá quăn có giá trị sử dụng cao hơn.
2. Dược tính:
Đông y cho rằng tía tô có vị cay, tính ấm, đi vào các kinh tâm và phế, làm thoát mồ hôi, hạ khí, tiêu đờm.
Lá tía tô có tác dụng chữa hắt hơi, sổ mũi do viêm long đường hô hấp trên (cảm mạo), sốt, ho, bí mồ hôi, giúp tiêu hóa. Lá non được sử dụng làm gia vị, thái sợi nhỏ cho vào cháo nấu với thịt nạc băm nhỏ làm thuốc giải cảm, bí mồ hôi.
Cành tía tô có tác dụng an thai.
Quả tía tô có tác dụng chữa ho, trừ đờm, hen suyễn, tê thấp.
Trường hợp không có sẵn các bộ phận thì có thể dùng thay thế cho nhau cũng được.
3. Từ vị thuốc giải độc do Hoa Đà phát hiện
Có lẽ, cũng không ít người biết về câu chuyện truyền thuyết “Hoa Đà và con rái cá”. Dựa vào câu chuyện này, có thể coi Hoa Đà là người đầu tiên phát hiện ra công dụng kỳ diệu của loại cây này.
Tương truyền trong một lần đi lấy thuốc và ngồi nghỉ bên bờ sông tại một địa phương ở Giang Nam, Hoa Đà nhìn thấy 1 con rái cá đang ăn ngấu nghiến 1 con cua. Lát sau, con rái cá đó ngã xuống, quằn quại đau đớn trên mặt đất.
Tận mắt nhìn thấy con rái cá bị trúng độc, Hoa Đà theo dõi để xem nó có tìm được cách gì để tự giải cứu hay không? Một lát sau, ông thấy con rái cá bò lê đến 1 bụi cây màu tím và ăn lá của cây này, sau đó nó nằm nghỉ 1 lát rồi đứng dậy đi, khỏe mạnh như thường.
Thấy vậy, Hoa Đà bèo hái một bó cành lá cây đó đem về tìm hiểu. Ông mày mò nghiên cứu và thấy rằng lá có vị cay, tính ôn do giải được chất độc của cua là thứ sống ở dưới nước, dòng máu lạnh, tính hàn.
Từ đó về sau, Hoa Đà thường dùng lá cây này để giải độc cho những bệnh nhân bị trúng độc, đau bụng do ăn cua bằng cách lấy nước sắc cho bệnh nhân uống. Kết quả nhận được đều rất linh nghiệm. Ông đặt cho cây tên là Tử thư, dần dần tên chuyển thành Tử tô.
Sau này, người ta vẫn dùng tía tô để giải độc cua cá và chữa chứng dị ứng do ăn hải sản. Cách chữa như sau:
– Giải độc do ăn cua cá: Giã nát tía tô vắt lấy nước uống hoặc sắc 10g lá kho lấy nước uống lúc nóng.
Hoặc dùng bài thuốc tử tô giải độc thang gồm: Lá tía tô 10g, Gừng tươi 8g, sinh Cam thảo nước 600ml, sắc còn 200ml uống nóng chia 3 lần trong ngày.
Thường khi ăn ốc, cua hoặc gỏi cá, người ta thường ăn kèm rau sống có lá tía tô để phòng tránh ngộ độc.
– Chữa dị ứng do ăn hải sản hay tiếp xúc lạnh: Lấy 1 nắm lá tía tô giã nát vắt lấy nước cốt uống, bã đắp hoặc chà xát lên nơi bị dị ứng. Lưu ý cần tránh gió và không được dầm nước.
4. Đến vị thuốc cấp cứu người cảm mạo “thần diệu” của dân gian
Cảm mạo (cảm hàn) là chứng bệnh có thể gặp bất kỳ mà ngay cả người khỏe mạnh cũng có thể mắc và mắc vào bất kỳ thời điểm này không thể biết trước mà phòng tránh.
Người bị chứng cảm hàn thường ngất lịm, miệng và tay chân cứng lại, toàn thân lạnh ngắt. Nếu không được sơ cứu và đưa đi cấp cứu ngay thì người bệnh rất dễ tử vong hoặc để lại những biến chứng lâu dài.
Nhân dân ta có một bài thuốc rất đơn giản nhưng vô cùng hiệu nghiệm, có tác dụng trị triệt để chứng cảm này. Trong bài thuốc này có lấy tía tô làm chủ vị.
Bài thuốc như sau: tía tô, cúc tần, lá bưởi, lá tre gai, cây sả, kinh giới, ngải cứu mỗi thứ một nắm (khoảng 150g-200g tươi) cho vào nồi nước đun sôi rồi cho bệnh nhân trùm chăn kín để xông.
Nếu bệnh nhân quá nặng thì khi đun xong nước xông có thể lấy ra một bát nước, làm nguội nhanh rồi cạy miệng bón cho bệnh nhân uống cho tỉnh để xông thuốc.
PGS. TS. Trần Công Khánh, Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền cho biết, trong đông y, hương vị của tía tô được đánh giá là sự pha trộn giữa hồi hương, cam thảo, quế và bạc hà sát khuẩn.

Những ai không nên uống nước dừa?


Người bị bệnh thận, dùng thuốc kháng sinh, tiểu đường không kiểm soát, suy tuyến thượng thận, bỏng… không nên uống nước dừa.

Nước dừa là thức uống bổ dưỡng đối với sức khỏe con người, được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xếp vào danh mục đồ uống có lợi và an toàn.
Theo Sức Khỏe & Đời Sống, chất cytokinin (như kinetin và trans-zeatin) có trong nước dừa có tác dụng chống lão hóa, chống ung thư và chống huyết khối.
Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, tác dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Không chỉ làm nước giải khát, nước dừa còn có tác dụng như làm đẹp da, làm nước điện giải trong trường hợp cơ thể bị mất nước… Tuy nhiên, việc lạm dụng nước dừa sẽ gây nguy hiểm sức khỏe.


Những ai không nên uống nước dừa?
Nước dừa là thức uống giàu kali, mangan, magie, folate, selen và canxi, chất điện giải cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, một cốc nước dừa tươi chứa 252mg natri. Lượng natri này có thể không phải là vấn đề đối với hầu hết những người bình thường. Tuy nhiên, người bị huyết áp cao hoặc bệnh tim nên tránh hoặc hạn chế uống nhiều nước dừa.
Những ai không nên uống nước dừa?
Nước dừa chứa lượng kali cao, giống như thuốc lợi tiểu tự nhiên, khiến thận phải làm việc nhiều hơn để loại bỏ lượng nước thừa.
Những ai không nên uống nước dừa?
Người bị tiểu đường nên hạn chế uống nước dừa bởi một tách nước dừa có chứa 6,26g đường.
Những ai không nên uống nước dừa?
Do nước dừa có tác dụng nhuận tràng trên hệ tiêu hóa nên những người có hội chứng ruột kích thích nên tránh tiêu thụ quá nhiều nước dừa.
Những ai không nên uống nước dừa?
Uống quá nhiều nước dừa có thể làm giảm huyết áp đáng kể. Những người bị huyết áp thấp nên hạn chế lượng nước dừa.
Những ai không nên uống nước dừa?
Khi thi đấu thể thao, uống nhiều nước dừa sẽ làm các cơ bị lỏng, giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn cần thiết.
Những ai không nên uống nước dừa?
Nếu uống nước dừa vào buổi tối có thể khiến cơ thể bị lạnh. Ngoài ra, uống nước dừa khi đi nắng về dễ gây “trúng gió”. Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.
Những ai không nên uống nước dừa?
Do hệ tiêu hóa của dưới 6 tháng tuổi còn non nớt, nếu uống nước dừa dễ gây đầy hơi, khó tiêu. Do đó, bố mẹ không cho trẻ uống trong thời điểm này. Với trẻ trên 6 tháng tuổi, nếu muốn cho uống cần bắt đầu từ số lượng nhỏ, sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều.

9 loại rau củ giàu canxi không kém sữa, tôm, cua

Các loại thực phẩm này không chỉ giàu canxi mà còn chứa nhiều khoáng chất khác, các vitamin tự nhiên rất cần thiết cho quá trình điều hòa hấp thụ canxi, tạo mô xương…
1. Đậu rồng
Trong họ đậu, đậu rồng có lượng canxi phong phú nhất, rất có lợi trong phòng chống loãng xương. Cứ 100g quả đậu rồng chứa 440 mg canxi, đáp ứng 44% DV. Đậu rồng được Cơ quan lương nông thế giới (FAO) xếp vào loại cây lương thực rẻ tiền nhưng bổ dưỡng. Đậu rồng có tỷ lệ protein tương đối cao (41,9%), có nhiều acid amin như lysin (19,8%), methionin, cystein và nhiều loại vitamin khác.

Đậu rồng chứa nhiều canxi nhất trong các cây họ đậu. (Ảnh: hatgiongtinhyeu.com)

2. Đậu phụ
Đậu phụ và các sản phẩm từ đậu tương là một nguồn cung cấp canxi tuyệt vời. 100 gam đậu phụ sống chứa 350 mg canxi chiếm 35% DV. Các nhà nghiên cứu cho rằng có rất nhiều chất isoflavones trong đậu phụ, giúp ngăn ngừa các bệnh xương khớp cho phụ nữ thời kì mãn kinh.
3. Rong biển
Động vật biển không phải là thực phẩm từ biển duy nhất giàu canxi. Rong biển cũng chứa nhiều chất này và cả iốt, các chất xơ có thể hỗ trợ mạnh mẽ cho sự phát triển chức năng tuyến giáp – nơi tiết hormon điều hòa canxi trong cơ thể.

Rong biển cũng là một nguồn giàu canxi. (Ảnh: Men’s Uno)

4. Rau cải chíp
Rau này nằm trong top các thực phẩm giàu canxi, trong 100 g rau cải chíp có tới 105 mg canxi. Loại thực phẩm này còn chứa vitamin A, vitamin C, folic axit, sắt, β – carotene, kali…giúp cho cơ bắp và các dây thần kinh luôn khỏe mạnh. Chất β – carotene giảm nguy cơ ung thu phổi và ruột, duy trì thị lực tốt, ngăn ngừa bệnh về mắt.
5. Giá đỗ
Trong 100 g giá đỗ xanh có chứa tới 38g canxi, ngoài ra còn rất giàu protid, glucid, photpho, sắt, vitamin B2, B2, PP, B6, C, E…Trong giá đỗ có chứa hoạt chất phyto – oestrogen và isoflavon, đây là hai hợp chất có tác dụng làm giảm tỷ lệ mất xương, kích hoạt hình thành các tế bào tạo xương, có ích trong việc bảo vệ và chống lại sự lão hóa xương.
6. Bông cải xanh (súp lơ xanh)
100g bông cải xanh nấu chín có thể cung cấp 47 mg canxi, tương đương với 5% DV, lượng calo thấp chỉ là 34 kcal. Ngoài ra, chất xơ, protein, crom, carborhydrate, vitamin A,C có trong bông cải đều rất tốt cho sức khỏe và hỗ trợ giảm cân. Thêm nữa, bông cải xanh còn chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp phòng bệnh nhiễm trùng.
7. Khoai lang
Để xương cứng khỏe, cơ thể cũng cần đến magie và kali. Trong 100mg chứa tới 337 mg kali, 25 mg magie, và chỉ khoảng 30g canxi. Nếu bạn đang bị thiếu magie, cơ thể có thể mất cân bằng vitamin D, ảnh hưởng đến sức khỏe của xương. Kali trung hòa axit trong cơ thể, ngăn canxi thoát ra khỏi xương của bạn. Ăn khoai lang là cách bổ sung hai chất trên hiệu quả nhất.

Khoai lang cũng là thực phẩm chứa canxi. (Ảnh: m.xiangha.com)

8. Quả sung
Ít người biết rằng sung lại là một trong những thực phẩm tốt nhất cung cấp canxi cho cơ thể. Năm quả sung tươi chứa khoảng 90 mg canxi và các dưỡng chất tốt cho xương khác như kali và magie. Sung còn được biết đến với công dụng nhuận tràng, lợi tiêu hóa. Bạn có thể ăn sung tươi, sung khô, sung muối…
9. Cần tây
Cần tây chứa canxi, sắt, photpho, giàu protid, nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin. Trong 100g cần tây chứa 40mg canxi. Loại rau này giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu, tăng khả năng miễn dịch và bổ não. Ngoài ra, cần tây còn là nguồn cung cấp vitamin K dồi dào, cùng với magie rất có ích cho quá trình tạo xương và giúp các khớp luôn khỏe mạnh.

Đậu bắp – Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả


Đậu bắp hay còn gọi là mướp tây rất giàu thành phần kali, vitamin B, vitamin C, axit folic, canxi, ít calo và rất giàu chất xơ, giúp kiểm soát lượng đường máu ở những bệnh nhân bị tiểu đường, ngăn ngừa bệnh dạ dày, ung thư…
Đậu bắp rất giàu giá trị dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Bạn nên bổ sung đậu bắp vào bữa ăn hàng ngày để ngăn ngừa bệnh tật.

Đậu bắp - Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả
Đậu bắp – Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả

Chữa ho hay viêm họng
Lấy lá và rễ cây đậu bắp thái nhỏ phơi khô. Ngày sắc 10-16g, lấy nước uống hoặc hãm uống thay trà hay súc miệng.
Đái tháo đường
Chuẩn bị đậu bắp 2 quả, lá sa kê non 1/2, đọt ổi 5 cái, đậu hũ non 1 miếng, muối vừa đủ. Đậu bắp cắt khúc, lá sa kê thái sợi, đọt ổi non rửa sạch, đậu hũ cắt miếng vừa ăn. Bắc nồi nước lên bếp đun to lửa đến sôi già, cho đậu hũ và đậu bắp vào, khoảng 2 phút sau cho lá sa kê và đọt ổi, nêm gia vị vừa miệng, ăn nóng với cơm.
Giúp hạ mỡ máu
Ăn đậu bắp thường xuyên góp phần kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể, bởi trong trái đậu bắp có chứa các dưỡng chất thiết yếu có tác dụng làm giảm thiểu cholesterol trong máu.
Phòng và chữa táo bón và các bệnh về dạ dày
Đậu bắp rất nhiều chất xơ giúp phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón, bệnh trĩ, đau dạ dày và cải thiện tiêu hóa rất hiệu quả. Bên cạnh đó, chất nhầy chứa trong đậu bắp còn có tác dụng nhuận tràng, giảm đau, giảm vết loét trong chứng viêm sưng.
Giúp tóc xanh, bóng mượt
Cắt đậu bắp thành những miếng nhỏ rồi đun sôi và để nguội. Sau đó, trộn nước đậu bắp với nước cốt chanh rồi thoa lên mái tóc như là hỗn hợp dầu gội đầu. Khoảng 20 phút sau thì gội đầu với nước sạch.
Ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi
Đậu bắp cũng chứa nhiều acid folic rất cần thiết cho nhiều chức năng của cơ thể. Đặc biệt, đối với những phụ nữ mang thai, acid folic rất quan trọng vì chất này giúp phòng ngừa khuyết tật ống thần kinh và các dị tật bẩm sinh khác ở thai nhi.
Cải thiện sinh lý cho quý ông
Một nghiên cứu gần đây cho hay, đậu bắp có chứa dạng glucide phức polysaccharide và thành phần dinh dưỡng khác, giúp tăng cường dòng máu chảy vào vùng sinh dục, gây cương cứng cho quý ông.
Trị viêm đường tiết niệu (biểu hiện tiểu tiện khó khăn): dùng quả đậu bắp non thái mỏng nấu ăn trong bữa cơm.
Giảm căng thẳng
Có những bằng chứng cho thấy chiết xuất từ hạt đậu bắp có chứa các chất chống oxy hóa, và có tác dụng giảm căng thẳng trên chuột. Kiểm soát căng thẳng cũng là một phần không thể thiếu trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Căng thẳng cường độ cao, trong thời gian dài có thể làm lượng đường huyết tăng vọt. Sức khỏe tinh thần nên là một phần quan trọng của bất kỳ kế hoạch điều trị tiểu đường nào, và sử dụng đậu bắp cùng với chiết xuất từ hạt đậu bắp cũng nên là một phần của kế hoạch đó.

Đậu bắp - Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả
Đậu bắp – Thực phẩm vàng chữa đau dạ dày, ngừa ung thư hiệu quả

Giảm cholesterol
Đậu bắp được chứng minh là có thể làm giảm lượng cholesterol ở chuột bị tiểu đường. Thực phẩm giàu chất xơ và chất chống oxy hóa thường được khuyến nghị nên sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường vì chúng có khả năng làm giảm cholesterol.
Chống ung thư
Nhờ tính chất giàu chất chống oxy hóa, đậu bắp có thể cung cấp các hỗ trợ rất cần thiết cho các tế bào trong cuộc chiến đấu khỏi các gốc tự do – yếu tố có thể dẫn đến ung thư.
Tăng cường hệ thống miễn dịch
Các chất xơ trong đậu bắp giúp “nuôi” vi khuẩn khỏe mạnh, rất cần thiết trong đường ruột của chúng ta, nhờ đó xây dựng khả năng miễn dịch của cơ thể chống lại virus và nhiễm trùng rất hiệu quả.
Giúp ổn định lượng đường trong máu
Hàm lượng chất xơ trong đậu bắp cũng chịu trách nhiệm về việc làm chậm tốc độ hấp thu đường trong đường tiêu hóa. Do vậy, loại thực phẩm này rất thân thiện với người bị bệnh tiểu đường.
Tốt cho sức khỏe của mắt
Chất dinh dưỡng của đậu bắp như vitamin C và A có tác dụng trong việc giảm nguy cơ đục thủy tinh thể và thoái hóa điểm vàng.
Hỗ trợ xương chắc khỏe
Nhờ vitamin K và folate, đậu bắp cũng được coi là cứu tinh trong việc ngăn ngừa mất xương và chống đỡ bệnh loãng xương.
Lưu ý:
Do đậu bắp có tính mát, những ai hay bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy không nên dùng đậu bắp và khi chế biến, nên nấu chín ở nhiệt độ thấp, vừa phải nhằm bảo toàn nguồn dinh dưỡng.

Thứ Hai, 26 tháng 3, 2018

5 sai lầm khi ăn tôm mà rất nhiều người vẫn đang mắc phải

Rất nhiều người cho rằng, vỏ tôm chứa nhiều canxi, vì vậy họ thường cố gắng ăn sạch luôn cả vỏ, tuy nhiên sự thật lại không phải như vậy.
Tôm là thực phẩm rất giàu chất dinh dưỡng như đạm, canxi, photpho, acid béo không cholesterol và các chất khoáng cần thiết cho cơ thể. Ăn tôm thường xuyên sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và củng cố hệ xương khớp… Là thực phẩm quen thuộc với nhiều gia đình Việt là thế nhưng không phải ai cũng biết cách ăn tôm đâu nhé! Dưới đây là những sai lầm khi ăn tôm mà nhiều người vẫn hay mắc phải:
1. Ăn vỏ tôm sẽ giúp bổ sung nhiều can-xi?

Trái với suy nghĩ của nhiều người, thật ra vỏ tôm gần như không hề chứa canxi.
Thành phần chính của vỏ tôm là kitin – một dạng polymer cấu thành lớp vỏ cho phần lớn các loài giáp xác. Nguồn canxi của tôm đến chủ yếu tập trung ở phần thịt của tôm. Thậm chí vỏ của một số loài tôm còn tương đối khó tiêu hóa. Chính vì vậy, việc cố gắng ăn hay bắt trẻ em ăn tôm cả vỏ để giúp tăng canxi là một quan niệm sai lầm, thậm chí còn dễ tăng nguy cơ hóc vỏ tôm cho trẻ nữa.
2. Ăn mắt tôm sẽ giúp bổ mắt?
Nhiều người quan niệm rằng, mắt tôm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho mắt, nhưng thật sự cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể và đáng tin cậy nào chứng minh được điều này.
Thực tế thì phần đầu của con tôm có rất ít chất dinh dưỡng. Ngoài ra, ăn đầu tôm cũng đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ăn cả túi chất thải của chúng nằm ngay trên đầu nữa. Không những thế, theo các bác sĩ chuyên khoa mắt, nếu bị đau mắt đỏ, ăn tôm vào sẽ làm tình trạng đau mắt đỏ trở nên trầm trọng hơn.
3. Tôm là thực phẩm không tốt cho phụ nữ sau sinh?
Nhiều quan niệm cho rằng, sản phụ sau khi sinh nên ăn tôm để co dạ con tốt hơn.
Quan niệm khác lại cho rằng sản phụ sau sinh nếu ăn tôm sẽ dễ bị lạnh bụng, đau bụng, thậm chí với sản phụ sinh mổ thì sẽ dẫn đến sẹo lồi.
Tuy nhiên, thực tế lại không có nghiên cứu nào chứng tỏ ăn tôm sẽ làm cho vết sẹo sau mổ to hơn hay lồi lên mà việc này phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Các chuyên gia khuyên rằng, tôm là thực phẩm rất giàu dưỡng chất nên sản phụ sau sinh vẫn có thể ăn tôm nhưng với lượng vừa phải và lưu ý phải nấu chín kỹ.
4. Người bị ho vẫn có thể ăn tôm nếu bỏ vỏ?
Các chuyên gia khuyến cáo rằng, dù có bỏ vỏ hay không thì việc ăn tôm khi đang bị ho sẽ khiến bệnh càng nặng hơn bởi hệ hô hấp của những người đang bị ho rất dễ phản ứng với vị tanh từ tôm, làm tình trạng ho sẽ dai dẳng lâu khỏi.
Trường hợp nếu bị ho do dị ứng, bạn nên kiêng tôm cho đến khi tình trạng ho chấm dứt, vì đôi khi hiện tượng ho có thể do hậu quả của dị ứng thực phẩm.
5. Ăn tôm cùng với bất kỳ loại rau củ quả nào cũng được?
Tôm chứa rất nhiều chất asen hóa trị 5, chất này không gây độc cho cơ thể nhưng nếu kết hợp với các loại rau của quả giàu vitamin C thì asen hóa trị 5 chuyển thành asen hóa trị 3 (tức chất thạch tín) – chất rất độc có thể gây ngộ độc và có nguy cơ tử vong.
Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo không nên nấu chung tôm với các loại rau, củ giàu vitamin C hoặc ăn các loại quả giàu vitamin C như cam, chanh, cà chua… ngay sau khi ăn tôm. Đối với trẻ em, nên tránh cho chúng ăn những thực phẩm giàu vitamin C khoảng 4 giờ sau khi ăn tôm.
Nhớ nha bạn, tôm là thực phẩm giàu dưỡng chất, nhưng ăn với gì và ăn sao cho đúng cũng là một việc rất quan trọng cần phải chú ý bạn nhé!

Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Bạn có biết bụng ‘lớn’ là căn nguyên của trăm bệnh?

Vùng bụng là nơi âm kinh quy tụ, nên nếu ta không chú ý bảo vệ, nó snhanh chóng trở thành nơi tích mỡ và hàn khí, lâu dần sinh ra khối u mỡ, khối u dạng sợi, nốt ruồi son, nốt ruồi đen, dị ứng, nếp nhăn, v.v… khiến khí huyết kinh mạch bị tắc nghẽn.

Hoàng Đế nội kinh viết: “Ở tay có 3 âm kinh đi từ phủ tạng đến tay và 3 dương kinh đi từ tay lên đầu. Ở chân có 3 dương kinh đi từ đầu xuống chân và 3 âm kinh đi từ chân lên bụng”. Như vậy, dựa vào sự phân bố trên, các âm kinh giao với dương kinh ở tay, chân; các dương kinh giao nhau ở đầu; còn các âm kinh giao nhau ở bụng.
Theo Trung y, “âm thuộc hàn, hàn ắt ngưng tụ”, nên vùng bụng là nơi dễ bị “hàn ngưng” nhất do có 6 âm kinh. Đây cũng là lý do khiến chất độc, chất béo dễ tích tụ ở vùng bụng, lâu ngày sẽ làm tắc nghẽn kinh mạch, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành khí huyết. Cho nên có thể nói, sự tích ứ ở vùng bụng là nguồn gốc của trăm bệnh.

Chất béo tích nhiều ở vùng bụng dễ khiến kinh lạc ứ tắc. (Ảnh: )

Nghiên cứu cho thấy, khí chất béo tích tụ ở vùng bụng, các tế bào mỡ sẽ theo dòng chảy của máu mang các acid béo đến gan. Khi gan gặp những acid béo này, ngay lập tức nó sẽ sinh ra một loại lipoprotein mật độ thấp. Những lipoprotein này sẽ phá vỡ hệ thống lọc của gan để theo máu vào mạch máu và nội tạng rồi bám tụ trên các thành mạch gây sơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh tim, v.v… Những căn bệnh phát sinh khi vòng bụng quá lớn sẽ rất khó chữa. Do đó, giảm số đo vòng bụng là cách tốt nhất để giảm béo, giảm cholesterol, hạ đường huyết và huyết áp.
Điểm sự sống” của con người nằm phía dưới tử cung đối với nữ và phía sau tuyến tiến liệt đối với nam. Đây cũng là nơi khởi nguồn của Xung mạch, Nhâm mạch và Đốc mạch. Nhâm mạch cai quản các âm kinh và chủ ngũ tạng. Đốc mạch cai quản các dương kinh và chủ lục phủ. Xung mạch kiểm soát khí huyết. Dưới sự điều tiết chung của Nhâm mạch và Đốc mạch, nó mang chất dinh dưỡng đến khắp cơ thể.
Người xưa gọi “điểm sự sống” là “đan điền”. Vị trí của đan điền chính là huyệt Quan nguyên trên Nhâm mạch. Quan nguyên nghĩa là nơi “chứa nguyên khí của cơ thể”. Vì vậy, trong bất kỳ trường hợp nào, chúng ta cũng không được làm tổn hại nguyên khí, bởi một khi đã bị tổn hại, nguyên khí sẽ rất khó phục hồi. Trong cuộc sống, ta thấy có nhiều người chưa già đã yếu, nhưng cũng có không ít người tuổi cao mà vẫn tráng kiện. Điều này liên quan mật thiết đến việc điều dưỡng đan điền (hay nói khác hơn là vùng bụng) của chúng ta.

“Điểm của sự sống” – Đan điền. (Ảnh: )

Qua kinh nghiệm của Y sư Thái Hồng Quang chủ tịch Hội Nghiên cứu sức khoẻ kinh lạc quốc tế Hồng Kông, nhiều trường hợp suy nhược, kiệt sức, stress, thậm chí mất cân bằng nội tiết tố hay mắc bệnh nan y đều có nguyên nhân từ vùng bụng. Bởi vậy, chúng ta cần lưu ý đến 2 vấn đề sau:
Nhiệt độ vùng bụng giảm
Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhiệt độ vùng bụng càng thấp thì cơ thể càng bất ổn. Thông thường, nhiệt độ vùng bụng trên 36°C thì cơ thể khoẻ mạnh; 34°C thì bị stress, mệt mỏi, kiệt sức; 32°C thì phát sinh bệnh tật; còn dưới 30°C thì sinh ra khối u. Đa phần các chứng kinh nguyệt không đều, mất cân bằng nội tiết tố, u xơ tử cung, tắc ống dẫn trứng hay vô sinh ở nữ, đều có liên quan đến hiện tượng hàn tử cung.
Vùng bụng càng hàn thì bụng càng “lớn”
Một khi vùng bụng bị nhiễm hàn, mỡ sẽ tích tụ lại làm tắc nghẽn kinh mạch, khiến cơ thể cứ béo dần, vòng bụng ngày càng to, các khối u cũng di căn ngày càng rộng. Vùng bụng là nơi có 9 kinh mạch đi qua, nên nếu tại đây xuất hiện khối u thì các kinh mạch nói trên sẽ bị tắc nghẽn, tạo nên một loạt phản ứng dây chuyền trong quá trình vận hành khí huyết. Do đó, nhiều bệnh nhân béo phì dù đã uống thuốc giảm cholesterol, hạ đường huyết và huyết áp nhưng vẫn không hiệu quả, bởi mấu chốt cần xử lý là vùng bụng. Một khi số đo vòng bụng giảm, việc điều trị sẽ mang lại hiệu quả.