Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Ba, 27 tháng 11, 2018

Gừng: vị thuốc quen thuộc trị được nhiều bệnh


Ngày nay các chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến khích người dân thường xuyên ăn gừng để tăng cường sức đề kháng, giữ gìn sức khỏe. Thực ra cách dùng gừng trị bệnh trong dân gian đã rất phong phú và tinh tế hơn từ thời xa xưa.
Theo Đông y, gừng có vị cay tính ấm, chống viêm, tản phong hàn, tiêu đờm, trị ho, điều hòa nhiệt độ, trừ nôn mửa, giải độc, vừa là thực phẩm vừa là thuốc quý.
1. Cảm mạo, phong hàn, trúng gió
Sách đông dược “Bản thảo hối môn” nổi tiếng chép rằng, người bị mắc 2 chứng bệnh trên, chỉ cần uống canh tía tô gừng là đủ.
Dùng lá tía tô 30g, gừng 9g nấu thành canh rồi uống. Lá tía tô có tác dụng nhanh chóng thoát mồ hôi, giảm cảm, thêm gừng để nhân đôi hiệu quả điều trị, ích khí lợi dạ dày, tống tán mồ hôi ra khỏi cơ thể.
Image result for tía tô
Kết hợp gừng với tía tô sẽ “nhân đôi” hiệu quả (Ảnh: Internet)
Ngậm 1 lát to gừng tươi (4-6g), thỉnh thoảng nhấm cho ra nước cay trong những ngày lạnh giá, trước khi ra đường hoặc trước khi tắm, khi làm việc ở môi trường lạnh giúp bạn phòng được nhiễm lạnh.
Khi thời tiết giao mùa, uống một cốc trà gừng có tác dụng rất tốt cho sức khoẻ. Nếu uống đều đặn 2 đến 4 tách trà pha gừng tươi sẽ có tác dụng giúp xoang thông suốt, long đờm, hạn chế chất nhờn gây tắc nghẽn đường khí thở. Gừng có tác dụng kháng virút và kháng khuẩn nên có lợi cho đường hô hấp. 
2. Ngừng ho, tiêu đờm
Ho có thể được chia thành ho do nóng và ho do lạnh. Ho do cảm lạnh có thể coi là ho do lạnh.
Khi này, gừng sẽ phát huy được tác dụng làm ấm: gừng, đường (lượng bằng 1/2 gừng) đun nước sắc uống từ từ ít một, gừng có tác dụng hoá đờm ôn phế, chỉ khái, trong khi đó đường có tác dụng nhuận phế.
3. Bệnh đường tiêu hóa
Image result for bệnh tiêu hóa
Đối với bệnh đường tiêu hóa, gừng có tác dụng ôn vị, chỉ ẩu (làm ấm dạ dày, ngừng nôn)
Chống nôn: Đây là một trong những công dụng phổ biến nhất của củ gừng. Dược chất của củ gừng có trong những loại thuốc hỗ trợ chống nôn mửa. Một tách trà gừng cũng có tác dụng tương tự. Một số nghiên cứu cho biết bột gừng có tác dụng giảm rõ rệt 90% các triệu chúng của say xe và tác dụng này kéo dài đến 4 tiếng. Nhai gừng sống hoặc dùng trà gừng đều có tác dụng.
Vì có tính ấm, nên theo Đông Y gừng còn được dùng để chữa đau dạ dày do lạnh. Khi bị nhiễm lạnh dẫn đến đau bụng, pha chút gừng tươi ấm để uống có thể giảm nhẹ triệu chứng. Người mắc bệnh dạ dày do lạnh uống nước này thường xuyên ở mức độ phù hợp sẽ có thể ổn định tình trạng bệnh.
Người bị đau bụng đi ngoài, biểu hiện ớn lạnh, toàn cơ thể lạnh ngắt, có thể dùng gừng nướng lên rồi ăn để làm ấm cơ thể, sẽ ngừng tiêu chảy. Khi đau bụng do hàn, bụng đầy trướng, đau bụng không tiêu dùng 1 củ gừng nướng cũng có hiệu quả.
4. Đau bụng kinh
Phụ nữ cơ thể yếu ớt thường dễ bị đau bụng kinh, đặc biệt là vào mùa lạnh hoặc khi cơ thể nhiễm lạnh. Theo Đông y, gừng có thể làm cơ thể ấm lên, giúp giảm chứng đau bụng kinh nhanh hơn. Có thể uống nước gừng tươi thêm chút đường nâu trước khi hành kinh 2-3 ngày.
Tuy nhiên đây chỉ là vị thuốc tốt dành cho người bị lạnh. Còn người có cơ địa nóng thì không nên sử dụng phương pháp này, hãy đến cơ sở y tế khi bạn cảm thấy quá đau.
5. Chữa chân tay lạnh, hôi chân
Hôi chân là do vi khuẩn tích tụ lại lâu khi đi giày kín, dùng 1 chút gừng, giấm và muối đun nóng rồi ngâm chân vào buổi tối, không chỉ giúp bạn xử lý tình trạng hôi chân mà còn có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ, đồng thời giữ cho đôi chân luôn ấm áp.
Tuy nhiên người bị hôi chân quá nặng, đã bị vi khuẩn tấn công khiến cho vùng da bị viêm, lở loét, có vết thương hở thì không áp dụng phương pháp này.
6. Chống lão hóa
Trong cuốn “Đông Pha tạp ký” của Tô Thức thời nhà Tống ở Trung Quốc có ghi chép một câu chuyện như sau: Ở trong chùa Tịnh Từ ở Tiền Đường có một vị hòa thượng, đã trên 80 tuổi rồi mà trông da mặt vẫn bầu bĩnh trắng hồng, mắt vẫn sáng long lanh như người còn trai trẻ. Có người hỏi vì sao cụ lại có được sức khỏe như vậy, thì vị hòa thượng đó nói là “đã ăn gừng sống trên 40 năm nay, cho nên người trẻ khỏe mãi không già”. Vị hòa thượng đó còn nói rằng gừng sống có thể làm mạnh tỳ, ấm thận, hoạt huyết, ích khí.
Nghiên cứu của y học hiện đại cho thấy gừng có tác dụng chống oxy hóa mạnh, do đó có khả năng chống lão hóa.
7. Bệnh tim mạch
Image result for bệnh tim mạch
Cũng nhờ khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ nên gừng còn có tác dụng phòng chống bệnh tim mạch. Nghiên cứu mới đây cho thấy gừng có tác dụng giảm cholesterol máu, giảm các bệnh về tim mạch và huyết áp.
Rất nhiều người thường hiểu nhầm việc uống trà gừng sẽ gây tăng huyết áp. Nhưng thực tế và khoa học đã chứng minh trà gừng không những làm tăng huyết áp cho người bị tụt huyết áp mà còn có tác dụng phòng ngừa và làm giảm huyết áp cao cho những người cao huyết áp.
Gừng có tác dụng chống đông máu nhờ đó có thể ngăn ngừa chứng đột quỵ, nhồi máu cơ tim (tác dụng này tương tự aspirin, một loại thuốc thường được bác sỹ kê đơn để phòng ngừa cục máu đông). Người bị bệnh tim mạch nên dùng gừng tươi hằng ngày vào sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 lát mỏng (khoảng 2 g).
Người nào không nên dùng gừng?
Gừng rất tốt cho sức khỏe và có thể phòng chống được nhiều bệnh, nhưng chúng chỉ phù hợp với người có thể trạng lạnh. Còn đối với người thể trạng nóng, nếu áp dụng phương pháp này sẽ khiến bệnh nặng hơn. Vì vậy, bạn cần xem xét kỹ nguyên nhân mắc bệnh là do lạnh hay nóng, từ đó lựa chọn sử dụng gừng hay vị thảo dược khác.
Người bị lạnh thường có triệu chứng sợ lạnh, chân tay lạnh, có thể chảy nước mũi trong, đại tiện phân lỏng loãng, chất lưỡi trắng. Trong trường hợp bạn bị nóng gây ra bệnh với các triệu chứng như sốt, khát nước, chảy mũi vàng, đại tiện phân khô, khi này đừng dùng gừng, mà hãy thử dùng trà hoa cúc, kim ngân hoa pha nước uống, hoặc ăn các món ăn giúp cơ thể mát hơn.
Người có thể trạng âm suy không nên ăn gừng, tức là những người có các triệu chứng như lòng bàn tay, bàn chân nóng, toàn thân ra mồ hôi, mắt , mũi, miệng và da luôn khô, hay bị mất ngủ… mà gừng thuộc tính nóng, sinh nhiệt, tiêu âm do vậy không nên sử dụng gừng sẽ làm các triệu chứng ngày càng nặng thêm.
Ngoài ra vì gừng có tác dụng chống đông máu, do đó người trước mổ, người có tiền sử bị rối loạn chảy máu do mắc bệnh trĩ hay xuất huyết thì nên hạn chế ăn gừng ở bất kỳ dạng nào vì nó sẽ làm tình trạng chảy máu thêm nghiêm trọng hơn.
Ăn gừng cùng thịt chó gây đau bụng, ăn gừng cùng thịt thỏ gây tiêu chảy. Dân gian xưa cũng có câu, “buổi sáng ăn gừng, như ăn canh sâm, buổi tối ăn gừng, như ăn thạch tín "Độc Chất" ” nói lên rằng nên ăn gừng buổi sáng, kiêng kỵ ăn buổi tối.

Ăn quá nhiều bột ngọt (mì chính) có thể bị mù mắt


Trong khi rất nhiều người vẫn đang say mê với vị umami của nhóm chất tăng cường hương vị cho thực phẩm, bao gồm bột ngọt hay còn gọi là monosodium glutamate (MSG), thì nhiều nhà khoa học và chuyên gia sức khỏe lại đứng ngồi không yên. 

Năm này qua năm khác, các số liệu nghiên cứu ngày một nhiều, tái khẳng định và tổng kết ra danh sách dài các tác hại khó lường của bột ngọt. Trong số các công trình đó, một nghiên cứu nổi tiếng từ Nhật Bản cho thấy ăn nhiều bột ngọt có thể dẫn đến mù.
Nhóm nghiên cứu do ông Hiroshi Ohguro đứng đầu (Khoa mắt, Đại học Hirosaki, Nhật Bản) đã cho thấy rằng những con chuột được cho ăn khẩu phần có nhiều bột ngọt đã bị mất thị lực và có võng mạc mỏng hơn. Glutamate là một acid amin có tác dụng như một chất dẫn truyền thần kinh. Nhưng các nghiên cứu đã chứng minh là nó gây tổn thương thần kinh khi nó được tiêm trực tiếp vào mắt.
Theo ông Hiroshi Ohguro, trưởng nhóm nghiên cứu, thì đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy bột ngọt ăn vào từ thực phẩm có thể gây tổn thương cho mắt.
Trong nghiên cứu này, những con chuột được cho ăn ba chế độ khác nhau trong vòng sáu tháng, chế độ ăn có chứa 3 mức MSG khác nhau: mức cao, vừa phải hoặc không có bột ngọt. Ở trên các con chuột ăn khẩu phần có nhiều bột ngọt, một số lớp tế bào thần kinh võng mạc mỏng đi đến 75%. Ở lô được cho ăn lượng bột ngọt vừa phải, chuột cũng có những tổn thương nhưng ở mức độ thấp hơn.
Các nhà nghiên cứu cũng nhận thấy nồng độ MSG cao trong dịch thủy tinh nơi tiếp xúc trực tiếp với võng mạc. Glutamate gắn lên trên các thụ thể của tế bào võng mạc, phá hủy chúng và có các phản ứng phụ làm giảm khả năng chuyển tiếp tín hiệu điện của các tế bào còn lại.
Ông Ohguro cũng đồng ý rằng một lượng lớn MSG đã được sử dụng, 20% của khẩu phần trong chế độ ăn có hàm lượng bột ngọt cao. Ông nói: “lượng ít hơn là đủ rồi”, “nhưng mức giới hạn vẫn chưa biết”.
Theo ông Ohguro, những kết quả này có thể giải thích tại sao ở vùng Đông Á lại có tỉ lệ mắc cườm nước (glaucoma) áp lực bình thường, một dạng bệnh của mắt dẫn đến mù mà không có sự tăng áp lực bên trong nhãn cầu. Tuy nhiên, tỉ lệ cao cũng có thể là do di truyền.
Trên tạp chí New Scientist, ông Peng Tee Khaw, một chuyên gia về bệnh cườm nước tại bệnh viện mắt Moorfields ở London, cho biết: lượng MSG khi làm thí nghiệm cao hơn nhiều so với mức mà bạn ăn vào. Nhưng nếu là một người nghiện bột ngọt thì sau đó có thể bạn sẽ gặp vấn đề với võng mạc của mình. Sau nhiều năm ăn uống như vậy, các tác động tương tự trên mắt có thể xảy ra.
Khi kết quả nghiên cứu này được ông Hiroshi Ohguro và cộng sự công bố vào năm 2002, cuộc tranh luận xung quanh bột ngọt lại bùng lên. Ngành công nghiệp sản xuất công nghiệp lại phải chuẩn bị cho một làn sóng phản đối chất phụ gia này, và thực tế nó đã và vẫn đang tiếp diễn ở nhiều nước.
Các bạn có thể tham khảo một vài nguồn dưới đây để biết được thông tin tổng hợp về tác dụng phụ của MSG cũng như làn sóng phản đối bột ngọt trên thế giới:

Bột ngọt (mì chính) lặng lẽ giết người trong êm ái?


Mặc dù được FDA công nhận là an toàn (GRAS, generally recognized as safe), bột ngọt hay còn gọi là mì chính lại là một trong những phụ gia thực phẩm tệ nhất mà bạn vẫn ăn hàng ngày.

Nhiều chuyên gia sức khỏe nhấn mạnh rằng bột ngọt còn nguy hại hơn cả rượu, nicotine và nhiều loại thuốc khác, nó gây tổn thương não, ….

Bột ngọt còn được gọi là mì chính, có tên hóa học là monosodium glutamate (MSG). Trong bảng các phụ gia thực phẩm thì nó được mã hóa với ký hiệu là E621. Ngày nay bột ngọt được sử dụng trong rất nhiều các loại thực phẩm khác nhau nhất là các loại chế biến sẵn như: giò chả, đồ hộp, các nước sốt, nước mắm, nước tương, bột nêm, đồ ăn cho trẻ em…và đã trở thành loại gia vị gần như không thể thiếu của bất cứ bếp ăn nào ở Việt Nam, từ gia đình cho đến nhà hàng, căng tin.
Bột ngọt không phải là một gia vị đơn thuần như muối hay tiêu, mà là chất tăng cường hương vị cho thực phẩm, làm cho các đồ ăn có cảm giác tươi ngon hơn, mùi dễ chịu hơn. Nó đánh lừa miệng lưỡi của người ăn khi mang lại cảm giác là có nhiều protein hơn, ngon miệng hơn.
Lợi ích của bột ngọt đối với ngành công nghiệp thực phẩm thì đã rõ ràng, nhưng phụ gia này lại có thể hủy hại sức khỏe của bạn một cách lặng lẽ. Loại phụ gia này được xếp vào trong nhóm chất excitotoxin, là tên gọi của nhóm các chất gây tổn hại tới hệ thần kinh. Các excitotoxin thường gây kích thích quá lớn tới sự dẫn truyền thần kinh trong não dẫn đến giết chết các tế bào thần kinh. Hầu hết các excitotoxin vào cơ thể người thông qua vai trò là phụ gia thực phẩm vì đặc tính của excitotoxin là kích thích các tế bào vị giác ở lưỡi, tăng cường cảm giác ngon ngọt của bất cứ loại thức ăn nào chứa chúng. Có khoảng 70 excitotoxin đã được xác định, đa số các excitotoxin này là các axit amin phản ứng với các thụ thể đặc hiệu trong não dẫn đến sự hủy diệt của một số loại tế bào thần kinh.
Được phát hiện ra từ năm 1908, nhưng mãi đến những năm 1960 mới có những nghiên cứu về sự nguy hại của mì chính (MSG). Năm 1957, bác sĩ nhãn khoa Lucas và Newhouse đã thử nghiệm MSG trên động vật, kết quả cho thấy 100% các tế bào thần kinh ở lớp trong võng mạc bị phá hủy hoàn toàn. Đến năm 1968, Tiến sĩ Olney thuộc Khoa tâm thần học tại Đại học Washington đã lặp đi lặp lại các thử nghiệm cho thấy MSG không những phá hủy các tế bào thần kinh võng mạc mà còn phá hủy các tế bào vùng não dưới đồi và các tế bào não các vùng lân cận. Cả hai nghiên cứu đều cho thấy sự tàn phá mạnh mẽ của MSG tới não ở động vật mới sinh và chưa trưởng thành.
Khái niệm “Hội chứng nhà hàng Trung Quốc” (Chinese restaurant syndrome) đã được đưa vào trong các tài liệu y học để chỉ những người bị phản ứng phụ sau khi ăn bột ngọt, với các biểu hiện như tê, tim đập nhanh. Ngày nay hội chứng này được gọi là “Hợp chứng bột ngọt” (MSG Symptom Complex).
Gần đây nhiều nghiên cứu cũng cho biết cụ thể hơn về cơ chế gây hại của các excitotoxin trong đó có glutamate. Trong phòng thí nghiệm, cho các tế bào não tiếp xúc với glutamate, sau đó rửa sạch, thì thấy ban đầu các tế bào não vẫn bình thường, sau khoảng một giờ các tế bào này nhanh chóng bị chết. Những ảnh hưởng này có thể diễn ra ở trẻ nhỏ và người chưa trưởng thành, thậm chí ngay cả với người trưởng thành, nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Sự thiệt hại các tế bào thần kinh ở các vùng não chính là nguyên nhân gây ra các bệnh về thần kinh như Alzheimer, Parkinson, thậm chí còn gây u não, ung thư não và các bệnh về thần kinh hiếm gặp khác.
Nhiều tác dụng phụ khác cũng có liên quan đến việc tiêu thụ thường xuyên của bột ngọt, bao gồm: béo phì, tổn thương mắt, nhức đầu, mệt mỏi và mất phương hướng, trầm cảm. FDA cũng thừa nhận “Hợp chứng bột ngọt”. Hơn nữa, ngay cả FDA thừa nhận rằng triệu chứng này có thể xảy ra ở nhóm người có ăn nhiều bột ngọt.
Theo FDA, các trường hợp mắc “hợp chứng bột ngọt”, có thể có các biểu hiện sau: tê, cảm giác nóng rát, ngứa ran, căng mặt, đau ngực hoặc khó thở, đau đầu, buồn nôn, nhịp tim nhanh, buồn ngủ, yếu mệt.
Thực tế, không chỉ có bột ngọt mà còn rất nhiều chất excitotoxic đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thực phẩm. Chúng kích thích tới các tế bào vị giác ở lưỡi, qua đó tăng cường vị ngon, ngọt của bất cứ loại thức ăn nào. Vì lợi nhuận, và chưa có chất thay thế phù hợp…rất nhiều lý do khác nhau khiến cho nhiều nhà sản xuất thực phẩm vẫn tiếp tục sử dụng một cách vô tội vạ dưới các hình thức khác nhau mặc cho những khuyến cáo về liều lượng sử dụng cũng như những nguy cơ đe dọa tới sức khỏe con người.
Có thể nhiều người sẽ đặt ra câu hỏi, nếu bột ngọt là độc hại như thế thì sao các nước không cấm luôn đi? Hình như câu trả lời không đơn giản lắm, vì những trường hợp như thế này có khá nhiều, ví dụ như thuốc lá, ai cũng biết là vô cùng độc hại nhưng hiện nay vẫn chưa có nước nào cấm hoàn toàn.

Râu ngô – Vị thuốc thanh nhiệt, lợi tiểu, bài sỏi thận


Là loại thực phẩm quen thuộc của người dân Việt Nam, cây ngô không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng dồi dào mà còn là vị thuốc quý mà dân gian lưu truyền lâu đời nay từ râu ngô.
Theo y học cổ truyền, râu ngô có vị ngọt, tính bình; quy kinh thận, bàng quang; có tác dụng lợi tiểu, tiêu thũng (giảm phù), thanh huyết nhiệt, bình can, thoái hoàng (trị vàng da), chỉ huyết (cầm máu). Những trường hợp mắc bí tiểu, phù nề dùng rất tốt. Râu ngô được dùng dưới hai dạng tươi và khô. Nếu có điều kiện nên dùng dạng tươi vì chứa nhiều chất dinh dưỡng hơn. Chọn râu ngô có sợi to, bóng, mượt có màu nâu đỏ nhung.
Râu ngô vị ngọt tính bình, giúp lợi tiểu, thanh huyết nhiệt. 
Một số lợi ích từ râu ngô
  • Râu ngô có chứa các vitamin K, A, C, các loại vitamin B (B1, B2, B6)… chất đắng, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác cần thiết cho cơ thể chống quá trình oxy hóa tốt. Vì thế nước râu ngô khi uống thường có cảm giác ngọt, thơm và mát.
Râu ngô chứa nhiều vitamin và khoáng chất.
  • Thanh nhiệt, giúp giải độc tố: các chất chống oxy hoá trong râu ngô tốt cho việc kích thích loại bỏ độc tố tích tụ trong cơ thể.
  • Có tác dụng lợi niệu, làm tăng lượng nước tiểu gấp 3 – 5 lần bình thường. Từ đó có tác dụng hạ huyết áp. Sử dụng cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, phosphat, cacbonat.
  • Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện để dịch mật vào ruột được dễ dàng. Dùng hàng ngày tốt cho người bị ứ mật và sỏi túi mật.
Bài thuốc dân gian
Chữa viêm thận, viêm bàng quang: Râu ngô 100g, rau má 50g, ý dĩ 50g, mã đề 50g, sài đất 40g, sắc với 500ml còn 150ml chia làm 2 lần trong ngày. Sắc uống ngày 1 thang.
Hỗ trợ điều trị vàng da do viêm gan tắc mật, viêm thận cấp, nước tiểu đỏ: Râu ngô 50 – 100g hoặc lõi ngô (có nơi gọi là bấc)150g. Sắc uống hàng ngày 
Nước ngô giúp lợi tiểu, hỗ trợ điều trị viêm gan.
Hỗ trợ điều trị đái tháo đường: Hạt ngô ngâm ủ cho mọc mầm, dùng mầm ngô sấy khô, ngày uống 20 – 30g, uống với nước ngọn khoai lang đỏ. Mỗi liệu trình là 10 ngày.
Món ăn bài thuốc từ râu ngô
Cháo râu ngô: Râu ngô 60g, đậu đen 30g, đại táo 30g, cà rốt 90g. Râu ngô sắc lấy nước bỏ bã; cho các nguyên liệu còn lại vào nấu tiếp. Nấu chín nhừ, thêm chút gia vị cho ăn. Dùng cho bệnh nhân viêm gan vàng da.
Mao căn tử tô ẩm: Bạch mao căn 50g, tử tô 10g, râu ngô 30g. Tất cả cùng đem nấu sắc với 500ml nước lấy 200ml uống trong ngày. Chia 2 lần uống sáng, chiều. Thích hợp cho người bị phù nề như viêm phù thận, phù nhẹ toàn thân, phù thiểu dưỡng ở người cao tuổi.
Râu ngô non có thể dùng hầm với thịt nạc tốt cho bệnh nhân tiểu đường. 
Thịt lợn hầm râu ngô: Thịt lợn nạc 100g, râu ngô non 100 – 200g. Hầm nhừ, thêm gia vị ăn. Dùng tốt cho người đái tháo đường.
Trà râu ngô: Râu ngô hãm đặc uống khi nóng hoặc nước râu ngô pha đường để nguội chia uống nhiều lần hàng ngày thay nước trà. Dùng tốt cho người viêm thận, viêm đường tiết niệu, viêm gan vàng da.
Lưu ý
Râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là tương đối lành tính. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Bởi râu ngô có thể bị nhiễm thuốc trừ sâu nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch. Tốt nhất là tìm được nguồn an toàn.
Trong trường hợp đang sử dụng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên uống cùng nước râu ngô hay bất kỳ thuốc lợi tiểu nào khác khi không có chỉ định của bác sĩ.
Mặc dù là thuốc thanh nhiệt trong ngày hè, nhưng cũng không nên dùng thay thế hoàn toàn nước lọc, đặc biệt là với trẻ em. Bởi tác dụng lợi tiểu của nước râu ngô dễ dẫn đến mất cân bằng điện giải, giảm hấp thu canxi, kali…

Bí ngô – món ăn “trường sinh bất lão” của người Nhật


Bí đỏ, bí ngô hay bí rợ có tên khoa học là Cucurbita pepo, thuộc họ bầu bí. Tất cả các bộ phận của cây bí ngô, từ quả non, quả chín, hạt bí, hoa bí, đọt bí đều được làm thực phẩm. Ngọn (đọt) bí, hoa bí thường xào tỏi, quả có thể luộc, xào, nấu canh. Quả bí chín còn để nấu soup, nấu chè… 
Bí ngô thường được ví là loại thực phẩm vàng cho sức khỏe, nằm trong danh sách các món ăn “trường sinh bất lão” của người Nhật. Hãy cùng tìm hiểu xem tại sao?
Bí ngô ít năng lượng nhưng giàu dưỡng chất
Theo nutritiondata.self.com, 1 cốc bí ngô nấu chín (tương đương 245g) có thể chứa các thành phần sau:
Năng lượng 49 kcal, protein 2g, chất xơ 3g, cacbonhydrat 12g, vitamin A 2650 IU, niacin 1UI, folate 21mcg, vitamin C 12mg, vitamin E 3mg, kali 264mg, canxi 37mg, sắt 1,4mg, magie 22mg, kẽm 0,5 mg, selen 0,5mcg…, và nhiều các chất mang hoạt tính sinh học khác như cucubbitacin.
Theo Đông y, quả bí ngô có vị ngọt, tính mát, có tác dụng nhuận tràng, tốt cho thận, giải nhiệt, giải độc cho gan, ngừa cảm nắng…, vẫn được dùng như một vị thuốc để chống viêm, bồi bổ cơ thể.
Lợi ích sức khỏe từ bí ngô
Ngoài hương vị thơm ngon, bí ngô còn là nguồn dồi dào các vitamin và khoáng chất vô cùng hữu ích cho sức khỏe.
Với hàm lượng vitamin A khá cao, bí ngô là loại thực phẩm tuyệt vời cho mắt. Bệnh nhân quáng gà ăn nhiều bí ngô sẽ cải thiện rõ rệt tình trạng bệnh tật. Alpha caroten trong bí ngô được cho là có khả năng làm chậm quá trình lão hóa và ngăn ngừa sự hình thành đục thủy tinh thể ở mắt. Như vậy, việc ăn bí ngô đều đặn sẽ giúp phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh về mắt, đặc biệt là cho thị giác.
pumpkin-soup-121017
Không chỉ giàu dưỡng chất cho mắt, lượng carotenoid dồi dào trong bí ngô còn có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Beta caroten có khả năng chống viêm, chống oxy hóa mạnh, ngăn ngừa sự tích lũy cholesterol lên thành động mạch. Việc kết đọng cholesterol ngoài hậu quả gây xơ vữa động mạch còn ngăn chặn đường hấp thụ từ máu vào tế bào. Vì vậy, ngoài tác dụng ngăn ngừa đột quỵ, bí ngô còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc tiểu đường.
Khả năng chống oxy hóa, chống viêm của các carotenoid trong bí ngô còn giúp chống lại hiện tượng viêm nhiễm trong cơ thể, đặc biệt là các vết viêm nhiễm ở da, giúp da nhanh liền sẹo và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về da khác như: eczema, chàm… Món bí ngô cũng được khuyên dùng hàng ngày cho những bệnh nhân viêm dạ dày, giúp cho những vết viêm loét lành nhanh hơn.
Hàm lượng chất xơ cao của bí ngô kích thích nhu động ruột, giúp cho việc tiêu hóa các loại thức ăn diễn ra dễ dàng. Chất xơ còn hỗ trợ đào thải các chất độc hại ra ngoài, góp phần giải độc cho cơ thể.
Sử dụng bí ngô thường xuyên đảm bảo cơ thể không bị thiếu khoáng chất. Các chất sắt, kẽm, giúp đẩy nhanh quá trình tạo máu, phòng ngừa thiếu máu. Kẽm trong bí ngô còn cải thiện mật độ xương và duy trì hệ miễn dịch khỏe mạnh. Bí ngô giàu kali nên tốt cho sức khỏe tim mạch và giảm nguy cơ tăng huyết áp. Magie trong bí ngô còn tham gia điều chỉnh mức đường huyết và góp phần giúp phòng tránh các bệnh tim mạch.
bi-ngo-16
Thành phần hoạt chất cucurbitacin trong bí ngô rất có tác dụng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu và ung thư tuyến tiền liệt.
Với hàm lượng nước cao, hàm lượng béo thấp, bí ngô là thực phẩm lý tưởng cho những người muốn có một vóc dáng thon thả.
Do có vị ngọt tự nhiên đặc biệt nên các món ăn có bí ngô sẽ không cần phải thêm bột ngọt (mì chính) hay bột nêm mà vẫn rất đậm đà dễ ăn, và như vậy, bạn sẽ tránh được loại phụ gia nguy hiểm hàng đầu này.
Với rất nhiều lợi ích dinh dưỡng, cộng thêm các món ăn chế biến từ bí ngô lại thơm ngon, mềm, dễ ăn, cả người già và con trẻ đều ăn được, bí ngô xứng đáng được ví như thực phẩm vàng cho sức khỏe con người.
Trồng bí ngô hình đĩa bay vừa thư giãn vừa có bí ăn
Ngoài giống bí ngô thông thường cho dây dài và quả lớn, cần phải trồng ở ngoài vườn hoặc nơi đất rộng, bạn có thể tự sắm cho mình một vài chậu cây bí ngô đĩa bay. Đây là loại giống lai tạo mới, được nhập từ châu Âu, Mỹ, Trung Quốc về Việt Nam và hiện đang được nhiều bà nội trợ ưa chuộng.
Bí ngô đĩa bay khá dễ trồng. Cây gọn, phát triển nhanh và cho ra quả bí hình đĩa bay nên gọi là bí ngô đĩa bay. Quả bí ngô đĩa bay kích thước khoảng 20 cm, có thể có màu sắc khác nhau, từ xanh, vàng nhạt, trắng, xen lẫn sọc vàng. Bạn có thể mua hạt, cho nảy mầm rồi trồng trong chậu giống như cây cảnh, vừa thư giãn, vừa có quả để làm các món ăn.
(Ảnh aliexpress.com)

 
(Ảnh aliexpress.com)
 
(Ảnh aliexpress.com)

Thanh nhiệt giải độc, sáng mắt… nhờ 4 món ăn từ hoa bí ngô


Bí ngô được biết đến nhiều vì có chứa acid glutamic cần thiết cho hoạt động của não bộ, hoa bí cũng được ưa chuộng dùng trong Đông y vì có nhiều tác dụng phòng và trị bệnh.
Phấn hoa bí ngô (bí đỏ) được nghiên cứu và công nhận trên toàn thế giới về những tác dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc sức khỏe, cải thiện giấc ngủ, bảo vệ mạch máu, tim mạch, tăng trí thông minh, cầm máu nhanh và tăng cường sức mạnh thể chất. Cả hoa bí đỏ còn tươi và hoa phơi khô đều có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. Thường được chuyên gia Đông y sử dụng để điều trị ho, vàng da và bệnh kiết lỵ.
Hoa bí có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu sưng, cầm máu. (Ảnh: afamily.vn)
Hoa bí đỏ còn có tác dụng giúp điều trị viêm kết mạc, viêm vú và các chứng sưng viêm. Nó chứa chất carotene, giúp điều trị viêm hạch (u lympho) ác tính và các mầm bệnh ung thư khác.
1. Canh hoa bí ngô đường phèn
Hoa bí ngô 30 – 50g, đường phèn 5 – 10g, tất cả đem nấu canh ăn trong ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, trừ thấp, hạ khí tiêu đờm. Thích hợp trị các chứng ho đờm vàng đặc, chân tay nặng nề, ăn uống kém… hoặc có thể lấy 5 – 7 bông hoa bí ngô, một thìa đường phèn, hãm uống.
2. Canh hoa bí ngô kim ngân, long đởm thảo
Hoa bí ngô 30 – 50g, hoa kim ngân non 15 – 10g, long đởm thảo 20 – 30g. Trước tiên cho long đởm thảo vào xoong cho nước vừa đủ đun sôi 25 – 30 phút tắt bếp gạn lấy nước trên bỏ bã rồi cho hoa bí và kim ngân vào nấu thành canh, nêm gia vị vừa đủ múc ra ăn. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, tả hỏa, khứ thấp, dưỡng can mộc thoái hoàng. Thích hợp cho các chứng vàng da, viêm gan cấp, mạn tính, gan nhiễm mỡ, đau mắt đỏ…
3. Canh hoa bí ngô rau sam
Hoa bí ngô 30 – 50g, rau sam 20 – 30g, tất cả đem nấu canh ăn 5 – 7 ngày. Bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tán huyết, tiêu thũng, mạnh trường vị, thông đại tiểu tiện và diệt khuẩn. Thích hợp cho hội chứng lỵ, viêm đường tiết niệu, sỏi đường tiết niệu (đái dắt, đái buốt, đái ra máu), mụn nhọt lở ngứa, viêm đại tràng, táo bón… Ngoài ra, có thể kết hợp với đậu Hà Lan hoặc đậu đen…
4. Hoa bí ngô xào gan lợn
Hoa bí ngô 50 – 70g, gan lợn 200 – 300g đem xào ăn trong ngày. Bài thuốc có tác dụng dưỡng huyết thanh can sáng mắt. Thích hợp cho các chứng: quáng gà, suy giảm thị lực, cận, viễn thị…

10 lợi ích hàng đầu khi ăn hạt bí ngô mỗi ngày


Hạt bí ngô là món ăn vặt phổ biến chứa nhiều chất dinh dưỡng, chất chống oxy hoá có lợi cho sức khoẻ. Ăn hạt bí ngô mỗi ngày có thể giúp bạn chống lại sự lão hoá và tiêu hao mỡ thừa cho cơ thể. Dưới đây là một số lợi ích tuyệt vời mà bạn nên ăn hạt bí ngô mỗi ngày.
1. Bảo vệ tuyến tiền liệt
Hạt bí ngô chứa các chất béo không bão hoà đơn có tác dụng tốt cho nam giới trong việc bảo vệ tuyến tiền liệt. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn 50g hạt bí ngô mỗi ngày có thể giúp ngăn chặn bệnh tuyến tiền liệt.
2. Tiêu hao mỡ cơ thể và ngăn ngừa đột quỵ
Chất béo không bão hòa đơn cũng có thể ngăn ngừa bệnh động mạch vành và đột quỵ do mức lipid trong máu cao.
3. Ức chế khối u phát triển
Hạt bí ngô có tác dụng ức chế ung thư gan và ung thư tuyến tiền liệt. (Ảnh: pixabay)
Hạt bí ngô có thể loại bỏ đột biến gây ra bởi nitrosamine – một loại chất gây ung thư. Nó cũng đã được khoa học chứng minh là có tác dụng ức chế ung thư gan và ung thư tuyến tiền liệt.
4. Cải thiện sức khoẻ tim mạch
Hạt bí ngô chứa magie, kẽm, axit béo và chất chống oxy hóa, tất cả đều đóng một vai trò quan trọng trong sức khỏe tim mạch. Acid 𝛼-linolenic trong hạt bí ngô có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch. Một lợi ích bổ sung khác là dầu hạt bí ngô tốt cho phụ nữ sau khi mãn kinh, vì nó giúp hạ huyết áp và tăng cholesterol tốt (HDL).
5. Chống viêm
Hạt bí ngô có đầy đủ các chất chống oxy hóa mạnh mẽ bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do và chống viêm. Ăn các loại thực phẩm có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao có thể giúp cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn và ngăn ngừa nhiều bệnh tật.
6. Kiểm soát lượng đường huyết
Ăn hạt bí ngô có thể kiểm soát tốt đường huyết.
Do hàm lượng magie cao, hạt bí ngô giúp điều chỉnh lượng đường trong máu và giảm nguy cơ đái tháo đường.
7. Cải thiện chất lượng giấc ngủ
Hạt bí ngô chứa hàm lượng tryptophan cao, một axit amin đóng một vai trò quan trọng trong việc cải thiện giấc ngủ. Mức magiê cao trong hạt bí ngô cũng giúp bạn ngủ ngon hơn.
8. Phòng ngừa sỏi thận
Do thói quen ăn uống không lành mạnh, sỏi thận đã trở nên phổ biến. Vấn đề là nổi bật hơn với những người hút thuốc và uống rượu. Nếu bạn ăn hạt bí ngô thường xuyên, chúng sẽ giúp ngăn ngừa sỏi thận hình thành.
9. Thúc đẩy tăng trưởng ở trẻ em
Hạt bí ngô thúc đẩy tăng trưởng của trẻ rất tốt.
Hạt bí ngô giàu kẽm, có thể thúc đẩy sự tổng hợp các yếu tố tăng trưởng trong cơ thể con người. Điều này làm cho hạt bí ngô trở thành món ăn vặt hàng ngày tuyệt vời cho trẻ em để giúp hỗ trợ cơ thể đang phát triển của chúng.
10. Chống lão hoá
Hạt bí ngô có chứa chất chống oxy hóa, vì vậy ăn một số hạt bí ngô mỗi ngày có thể giúp bạn trì hoãn lão hóa.
Bạn nên ăn ít nhất 20g hạt bí ngô mỗi ngày. Nhưng cố gắng không lạm dụng nó vì ăn quá nhiều có thể ảnh hưởng đến sự tiêu hóa của bạn. Với tất cả những lợi ích này, tại sao bạn không chuẩn bị cho gia đình mình những hạt bí ngô chắc mẩy ngay từ hôm nay?

Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2018

Cây mỏ quạ – Hoạt huyết sinh cơ giúp liền vết thương do đái tháo đường


Cây mỏ quạ là vị thuốc nam có nhiều tác dụng trị liệu hiệu quả. Nhờ công năng lương huyết, hoạt huyết, sinh cơ mà có tác dụng điều trị nhiều bệnh như phong thấp, bế kinh, bầm tím do chấn thương hay mụn nhọt lở loét…
Cây mỏ quạ có tên gọi khác là xuyên phá thạch, bởi vì rễ của loại cây này khi phát triển mà gặp đá có thể xuyên qua được. Ở Việt Nam cây phân bố nhiều nơi, thường mọc hoang hoặc được dùng để làm bờ rào.
Cần phân biệt hai loại mỏ quạ quả và mỏ quạ gai. Mỏ quạ quả là loại thân leo, quả có hình dạng giống mỏ quạ. Trong khi mỏ quạ gai là thân cây bụi, có gai, khi gai già đi sẽ cong cong như hình mỏ quạ, quả tròn khi chín màu da cam, an được. Loại được dùng làm thuốc phổ biến trong các sách y học chính là mỏ quạ gai này.
Cây mỏ quạ gai. (Ảnh: tuelinh.vn)
Theo Y học cổ truyền, mỏ quạ có vị đắng, tính lương (mát). Bộ phận dùng làm thuốc chủ yếu là lá tươi hoặc được nấu thành cao, rễ cây rửa sạch, phơi sấy khô. Mỏ quạ có công dụng lương huyết, hoạt huyết (làm tan máu bầm do chấn thương) thông mạch, phong thấp, phụ nữ bế kinh… Dưới đây là một số công dụng của vị thuốc này.
Thanh phế chỉ khái
Rễ mỏ quạ 40g, Bách bộ 12g sắc uống hoặc dùng rễ mỏ quạ sao đen sắc với 500ml lấy 250ml nước thêm chút đường, ngày 3 lần cách 4 giờ.
Công dụng: Hỗ trợ điều trị ho ra máu do lao.
Khứ phong chỉ thống
Dùng rễ mỏ quả tươi sao tẩm với rượu 40g, Cẩu tích 15g, Cốt khí 12g, Dây đau xương 12g, lá lốt 15g, sắc lên với 700ml nước, còn 300ml chia 3 lần uống trong ngày.
Công dụng: Trị phong thấp, đau lưng, chân tay mỏi.
Tiêu độc, trị mụn nhọt
Rễ mỏ quạ giã nát đắp và thay băng hàng ngày vào chỗ mụn nhọt giúp tiêu mủ, giảm viêm, giảm đau. Ngoài ra, nhiều bệnh viện y học cổ truyền cũng chế cao từ lá mỏ quạ có tác dụng chống viêm, chống hoại tử các vết thương phần mềm, đặc biệt có tác dụng đối với bàn chân đái tháo đường. Có thể phối hợp với lá bòng bong lượng bằng nhau để gia tăng hợp đồng tác dụng. Vết thương sẽ liền miệng và chóng sinh cơ, lên da non.
Điều trị bế kinh
Rễ mỏ quạ 30g sắc với 500ml còn 200ml chia 2 lần, uống trong khoảng 10 ngày trước chu kỳ kinh bình thường.
Lưu ý: Kiến nghị phụ nữ mang thai không nên dùng do tính chất hoạt huyết thông kinh mạch của vị thuốc.