Chia sẽ thông tin và liên lạc

Tên

Email *

Thông báo *

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2020

TẮC MŨI & VIÊM XOANG & TỴ UYÊN.

TẮC MŨI & VIÊM XOANG & TỴ UYÊN.

Là loại bệnh gây nên do nhiều nguyên nhân phức tạp, dễ tái phát, khó điều trị, có tính chất chu kỳ. Nếu cơn nặng thường làm cho người bệnh mệt mỏi, bơ phờ, không muốn ăn, ngủ, không lao động được.

Đông y gọi là  Quá Mẫn Tính Tỵ Viêm, Tỵ Cứu.

Nguyên Nhân

Theo YHHĐ:

+ Do sự quá mẫn của niêm mạc mũi đối với các kích thích, được gọi là dị nguyên. Các dị nguyên thường gặp là bụi, phấn hoa, các vi khuẩn... Cách chung, đó là những dị nguyên đường hô hấp.

+ Hầu hết các bệnh dị ứng chỉ xẩy ra trên những cơ địa có tính chất gia truyền và có đặc điểm là sự bấp bênh giữa thần kinh giao cảm và thần kinh phó giao cảm.

Theo YHCT:

+ Do Phế khí suy yếu: phong hàn bên ngoài xâm nhập vào làm cho Phế mất chức năng tuyên giáng gây nên chảy nước mũi liên tục.

+ Do Phế Tỳ Khí Hư: thủy thấp tràn lên mũi gây nên. Phế chủ khí, liên hệ với sự hô hấp. Tỳ chủ sự vận hóa các tinh túy của thức ăn, thành thanh khí, đưa lên Phế. Vì vậy, sách ‘Y Học Nhập Môn’ viết: “Mũi là đường xuất ra của thanh khí, thanh khí xuất phát từ Vị”. Tỳ thổ sinh Phế kim, nếu Tỳ khí suy sẽ làm cho Phế khí bất túc, Phế mất chức năng tuyên giáng thì nước mũi sẽ sẽ tụ lại, hàn và thấp tụ lại lâu ngày gây nên bệnh.

+ Do Thận khí hao tổn, Phế khí không được ôn dưỡng: Phế chủ sự hô hấp, đưa khí ra vào, Thận chủ nạp khí, vì vậy giữa Phế và Thận có sự liên hệ điều hòa khí.

Nếu Thận hư yếu, bất túc, không nạp được khí, khí không trở về nguồn được, khí ở Phế sẽ bị hao tán, phong tà nhân cơ hội đó xâm nhập vào làm cho nước mũi chảy liên tục.  Nếu Thận dương hư yếu, hàn thủy sẽ trào lên mũi gây ra chứng nước mũi chảy không cầm.

Thiên ‘Tuyên Minh Ngũ Khí Luận’ (Tố Vấn 23) viết: “Năm khí gây nên bệnh... Thận phát ra chứng hay vươn vai, hắt hơi...”.

+ Do Phế kinh có uất nhiệt: Phế có chức năng tuyên giáng, nay nếu Phế có uất nhiệt thì chức năng tuyên giáng bị rối loạn, hỏa nhiệt sẽ bốc lên mũi gây nên nghẹt mũi, muốn đẩy tà khí ra ngoài thì phải hắt hơi liên tục.
 

Triệu Chứng: Thường xuất hiện đột ngột từng cơn hoặc lúc sáng sớm, khi thời tiết thay đổi.
Trên lâm sàng thường có ba triệu chứng điển hình:

+ Cơn hắt hơi từng loạt, ngắn hoặc dài hàng giờ. Bắt đầu là cảm giác cay, ngứa, buồn, nóng trong mũi, lan xuống hàm ếch, lan lên mắt, sau đó là hắt hơi từng tràng dài liên tục, không tự kềm chế lại được làm cho người bệnh bơ phờ, mệt mỏi.

+ Chảy nước mũi trong, nhiều, và liên tục như vòi nước cứ rỉ nước ra nhiều đợt, đồng thời có cảm giác mắt nóng, chảy nước mắt, ra ánh sáng càng khó chịu hơn, đầu đau.

+ Nghẹt mũi hoàn toàn, không thở bằng mũi được, cả lúc nằm và lúc ngồi,cổ khô, đầu đau, các xoang ở mặt có cảm giác căng đau.

Khi ra ngoài trời, gặp gió những triệu chứng càng tăng lên, sáng sớm mũi nặng lên, đêm về lại đỡ hơn.

+ Theo YHCT.

- Do Phế Khí Hư Yếu, Cảm Phong Hàn

Chứng: Bình thường hay sợ gió, hay bị cảm, gặp gió lạnh là phát bệnh, mũi ngứa, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi, nghẹt mũi, hơi thở ngắn, khan tiếng, hoặc có khi tự ra mồ hôi, sắc mặt trắng, lưỡi đỏ nhạt, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Hư, Nhược.

Điều trị:  Ôn bổ Phế, khứ phong, tán hàn.

Dùng bài:

Ngọc Bình Phong Tán (27) hợp với Thương Nhĩ Tử Tán (50).

(Ngọc Bình Phong Tán gồm Hoàng kỳ, Bạch truật, Phòng phong để ích khí, cố biểu; Thương Nhĩ Tử Tán có Tân di, Bạch chỉ, Bạc hà để tán phong phong hàn, thông khiếu (phương hương thông khiếu). Hai bài phối hợp có tác dụng Bổ Thận, cố biểu, khứ phong, tán tà, thông khiếu (Trung Y Cương Mục).

Hoặc  Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn (32), Ôn Dương Tán Phong Thang (31), Kinh Phòng Bại Độc Tán (12).

Ngoại khoa:

+ Dùng Hành, ép lấy nước cốt, nhỏ vào mũi.

Do Phế Tỳ Khí Hư, Thủy Thấp Đưa Lên Mũi

Chứng: Mũi ngứa, hắt hơi liên tục, chảy nước mũi xanh, hay tái phát. Khi phát bệnh thì đầu váng, đầu nặng, thần trí mệt mỏi, hơi thở ngắn, tay chân mỏi mệt, sợ lạnh, tiêu lỏng, lưỡi nhạt hoặc có vết răng, rêu lưỡi trắng hoặc bệu, mạch Nhu, Nhược.

Điều trị: Kiện Tỳ, ích khí, bổ Thận, liễm khí.

Dùng bài:

Tứ Quân Tử Thang (55) gia vị: (Tứ Quân Tử Thang để kiện Tỳ, ích Phế; Hoàng kỳ bổ Phế, cố biểu, làm tăng tác dụng của bài Tứ Quân; Thêm Ngũ vị tử, Kha tử bổ Phế, liễm khí, thông tỵ khiếu, làm cho bớt hắt hơi; Tân di hoa để phương hương thông khiếu(Trung Y Cương Mục).

Kỳ Truật Thang (13) (Hoàng kỳ, Bạch truật, Đảng sâm, Phục linh ôn bổ Phế khí, hợp với Phòng phong để khứ phong, cố vệ biểu; Bạch chỉ, Cam thảo ôn trung, kiện Tỳ; Thương nhĩ tử, Tân di, Cúc hoa tán phong, thông khiếu; Mộc thông lợi huyết mạch).

Sâm Linh Bạch Truật Tán ( 35) gia giảm.

Thuốc thổi: Dùng Bích Vân Tán (03) thổi vào mũi ngày 3 - 4 lần.

-          Do Thận Khí Hao Tổn, Phế Không Được Nuôi Dưỡng.

Chứng: Mũi ngứa không chịu được, hắt hơi liên tục, nước mũi chảy ra không dừng, sáng sớm và chiều tối bệnh nặng hơn, bệnh thường kéo dài khó khỏi, bình thường hay sợ lạnh, sau gáy, vai, lưng đều lạnh, tay chân không ấm, sắc mặt trắng nhạt, tinh thần uể oải, lưng đau, chân mỏi, tiểu nhiều, tiểu đêm, cơ thể gầy yếu, chóng mặt, ù tai, hay quên, ít ngủ hoặc lòng bàn tay bàn chân nóng, lưỡi nhạt, mạch Trầm Tế (Thận dương hư) hoặc lưỡi đỏ, ít rêu, mạch Tế Sác (Thận âm hư).

Điều trị:

+ Thận dương hư: Ôn bổ Thận dương, nạp khí, trấn đế [hắt hơi].

+ Thận âm hư: Tư dưỡng Thận âm.

Dùng bài Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn (32) Thêm Hồ đào nhục, Nhục thung dung, Phúc bồn tử, Kim anh tử, Cáp giới (Ôn Phế Chỉ Lưu Đơn để sơ biểu, tán hàn, bổ Phế, liễm khí, làm cho hết hắt hơi; Thêm Hồ đào nhục, Kim anh tử, Phúc bồn tử, Nhục thung dung, Cáp giới để ôn Thận, bổ Phế, sơ phong, tán hàn, làm cho hết hắt hơi).

-          Do Phế Kinh có Uất Nhiệt

Chứng: Mũi nghẹt, đau, ngứa, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ho, họng ngứa, miệng khô, phiền nhiệt, lưỡi đỏ, rêu lưỡi trắng nhạt, mạch Huyền hoặc Huyền Hoạt

Điều trị: Thanh tuyên Phế khí.

Dùng bài Tân Di Thanh Phế Ẩm (40) (Hoàng cầm, Chi tử, Thạch cao, Tri mẫu, Tang bạch bì thanh nhiệt uất ở Phế Vị; Tân di hoa, Tỳ bà diệp, Thăng ma tuyên Phế, sơ khí, thanh thông tỵ khiếu; Bách hợp, Khoản đông thanh dưỡng Phế âm).

Chú ý khi điều trị: Thay đổi cơ địa là chủ yếu, tập rèn luyện thích nghi với môi trường chung quanh.


- Tắc mũi là chỉ mũi bị trở ngại khí không thông, hô hấp vướng mắc, bệnh cảm mạo cũng thường gặp chính tắc mũi, mục này chú trọng giới thiệu những bệnh ở xoang mũi là chủ yếu.
- Tắc mũi do phong hàn làm nghẽn tắc phế khí, phần nhiều kiêm chứng phát sốt, sợ lạnh, nặng tiếng hắt hơi, mũi chảy nước trong, vv... cho uống ( bài 1 viên thị tỵ Uyên Phương ) để tán ôn thông khiếu, tán hàn giải biểu.
- Nếu biểu hàn nhẹ, rêu lưỡi trắng nhớt ( có thể dùng bài 2 tân Tiền cam các Thang ) . để tán biểu thông khiếu,
- Tỵ uyên phế lợi thấp nên dùng ( bài 3 tỵ Uyên tán ) thổi vào mũi để khai khiếu hoặc ( bài 4 tỵ viêm Linh ) nhỏ vào mũi cho thông khiếu.
- những chứng nói trên Nếu tái phát nhiều lần, lỗ mũi sưng trướng và ngứa hắt hơi, chảy nước trong, dễ bị cảm mạo là thuộc phế khí hư yếu, phong vít tắc có kèm thấp tà, uất bế có thể dùng ( bài 5 Ngọc Bình thương nhĩ than ) để ích khí, liễm phế, tân tán phong hàn, tiêu sưng giảm đau ,thông Lợi thấp tà.
- Tắc mũi, chảy nước mũi vàng đục, phát sốt, khát nước, sợ gió, mạch phù sát, đó là phong nhiệt uất phế, dùng ( bài 6 Tiết nhiệt tuyên phế thang ) để thanh khí tiết nhiệt tuyên phế thông khiếu.
- Kiêm chứng trong mũi sưng trướng và đau, có thể dùng ( bài 7 thanh khí túc tỵ thang ) để tán Phong, Thông Lạc hoạt huyết thanh nhiệt.
- Kiêm chứng đắng miệng tâm phiền mũi chảy nước vàng dính đặc có thể dùng ( bài 8 Quần Phương tiễn ) để tuyên phổ, thông
khiếu, thanh nhiệt ,giải độc kiêm Lợi thấp.
- Tắc mũi chảy nước vàng mà dễ cảm mạo, thì dùng ( bài 9 can thị khổ hàn Phương ) để thanh thấp nhiệt ở can đởm và thông khiếu giải độc, kiêm lợi thấp
- Tắc mũi chảy nước vàng mà bên trong có mủ đục, thì cho uống ( bài 10 Thăng ma giải độc thang ) để làm sạch nhiệt độc ở Dương Minh, Tiêu mủ và lợi khiếu Tiêu sưng.
- những chứng trên tắc mũi do Phong nhiệt, đều có thể phối hợp dùng ( bài 11 ban miêu thiếp tễ )để dán có tác dụng sơ phong, tán nhiệt, thông Lợi khiếu mũi.
- Tắc mũi chảy ra nước đục dính và hôi đầu căng trướng, đắng miệng, ngực khó chịu, bụng vĩ đầy ,mất ngủ, kém ăn ,rêu lưỡi vàng nhớt ,là do thấp nhiệt nung nấu ở trong can đờm, tỳ vị,
Nếu nhẹ dùng ( bài 12 Hoắc hương hoàn ) để thanh nhiệt hóa thấp, nặng thì dùng ( bài 13 Quyên tý thông khiếu phương ) để thanh nhiệt giải độc táo thấp lý tỳ, quyên tý thông lạc.
- Tắc mũi lâu ngày không khỏi, làm tổn hại chất dính ở phần âm, có tính chất kéo dài lúc nặng lúc nhẹ , khứu giác giảm dần ,môi khô mà ngứa ,họng khô mạch tế vv... là thuộc táo nhiệt, thương âm cho uống ( bài 14 can thị dưỡng âm Nhuận phế Thanh táo Phương) để dưỡng âm thanh táo, nhuận phế.
- kiêm chứng tâm phiền dễ cáu giận, đầu choáng váng là do can thận âm hư, hư nhiệt xông lên, dùng ( bài 15 dục âm sinh tân tiết nhiệt phương) để nhu can thanh nhiệt, tư thận sinh âm.
- Nếu có mỏi lưng, sốt nhẹ , tâm phiền, khát nước, đầu choáng váng, triều nhiệt mồ hôi trộm là do can thận.âm suy, hư hoat đốt trong ( dùng bài 16 Tư bổ thận âm thang ) để tư âm ích thận, thanh giải bỏ hư nhiệt.
- Tắc mũi tái phát nhiều lần, gốc mũi phù nề, khứu giác giảm sút ,Thậm chí không ngửi được gì ,nước đặt vít lấp, chất lưỡi tía tối, đó là huyết ứ làm ngăn trở khiếu mũi ,có thể dùng (bài 18 Gia giảm thông khiếu Hoạt huyết thang ) để hoạt huyết thông trệ ,bán kết thông khiếu.
- Nếu tắc mũi kéo dài thậm chí sống mũi sưng trướng có khối sưng ở cạnh cổ dẫn đến đau đầu kèm ăn mạch trầm sát, gốc lưỡi có riêu trắng nhớt, phần nhiều do đờm trọc ngưng tụ, hóa độc gây nên, dùng ( bài 18 Chu thị tỵ yết nham lâm ba chuyển di phương ) mà điều trị.
Trung y Sư Thích Minh Đạo